Bạn nên biết hôm nay

Điều trị mẹ bầu mắc Covid-19 thế nào?

Phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19 cần ưu tiên điều trị Covid-19 trước, chỉ can thiệp sản khoa khi có triệu chứng cấp cứu về sản khoa.

Đà nẵng đến nay ghi nhận hai phụ nữ mang thai nhiễm ncov. nữ "bệnh nhân 569", 38 tuổi, mang thai tuần thứ 35 của thai kỳ, vừa xin công ty cho nghỉ sinh. "bệnh nhân 495" mang thai 11 tuần tuổi đang mang thai con đầu lòng. cả hai bệnh nhân điều trị tại trung tâm y tế huyện hòa vang.

Về nguy cơ đối với phụ nữ mang thai nhiễm ncov, theo bộ y tế, chưa có cơ sở khoa học khẳng định thai nhi có khả năng lây nhiễm qua bánh nhau trong quá trình mang thai. những nghiên cứu trên thế giới công bố đầu năm cho thấy, khi xét nghiệm nước ối, máu cuống rốn, nhau thai, dịch *m đ*o và sữa người mẹ mắc covid-19 cho kết quả âm tính với ncov. kết quả xét nghiệm dịch họng ở trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm bệnh cũng âm tính.

Đa số phụ nữ mang thai nhiễm ncov có biểu hiện lâm sàng ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, một số rất ít mắc bệnh thể nặng. đến nay mới có một trường hợp được báo cáo là một phụ nữ mang thai 30 tuần mắc covid-19 mức độ nặng phải thở máy, đã được mổ lấy thai cấp cứu và hồi phục sức khỏe tốt.

Đối với thai nhi, các nghiên cứu gần đây về covid-19 cũng như những nghiên cứu trước đây về bệnh sars và mers cho thấy không có bằng chứng nào chứng minh có mối liên quan giữa những bệnh này và tình trạng sảy thai. chưa có cơ sở khoa học chỉ ra mối liên quan giữa covid-19 ở phụ nữ mang thai và tình trạng thai bị nhiễm ncov trong tử cung hay thai bị các dị tật bẩm sinh.

Tuy nhiên, cũng có bằng chứng cho rằng covid-19 ở phụ nữ mang thai có liên quan đến tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển và Tu vong chu sinh (trong 7 ngày đầu kể từ khi sinh ra)

Việc điều trị với phụ nữ mang thai mắc covid-19, cần ưu tiên điều trị covid-19 trước. chỉ can thiệp sản khoa khi có triệu chứng cấp cứu về sản khoa hoặc khi tình trạng mẹ nặng cần hội chẩn các chuyên khoa liên quan. các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp x-quang và ct scan ngực như đối với người không mang thai, nhưng cần sử dụng các phương tiện bảo vệ thai nhi. thai phụ nhiễm ncov kể cả đã khỏi, cần được quản lý thai 2-4 tuần một lần nhằm phát hiện sớm trường hợp thai chậm phát triển trong tử cung.

Điều trị dọa sảy thai, dọa đẻ non cần căn cứ vào tình trạng của thai phụ, thai nhi, các bác sĩ có thể sử dụng nhóm Thu*c corticosteroid giúp trưởng thành phổi của thai ở những thai phụ mắc covid-19, tuy nhiên cần hội chẩn với các chuyên khoa truyền nhiễm, hồi sức, sơ sinh. cân nhắc đến việc mổ lấy thai trong trường hợp sản phụ covid-19 thể nặng ảnh hưởng nặng đến chức năng hô hấp.

Bộ Y tế hướng dẫn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có cung cấp dịch vụ sản khoa và chăm sóc trẻ sơ sinh chuẩn bị nhân lực, cơ sở hạ tầng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư y tế để thực hiện nguyên tắc phòng ngừa và các biện pháp kiểm soát lây nhiễm.

Các bệnh viện bố trí khu vực riêng để tiếp đón, sàng lọc và phân luồng các phụ nữ mang thai đến khám. khi có dấu hiệu nghi ngờ chuyển vào khu khám cách ly, thực hiện khám thai thường quy, phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng để lấy mẫu xét nghiệm, chẩn đoán.

Phụ nữ mang thai, bà mẹ sau sinh đến khám (người bệnh), đeo khẩu trang, tới khu vực cách ly. Giữ khoảng cách tối thiểu là 2 m. Che mũi miệng khi ho, hắt hơi và rửa tay ngay sau khi tiếp xúc dịch hô hấp.

Thúy Quỳnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/dieu-tri-me-bau-mac-covid-19-the-nao-4140903.html)

Tin cùng nội dung

  • Trị liệu và tư vấn tâm lý là phương pháp chữa bệnh nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ tâm thần cho những bênh nhân bị rối loạn tâm thần hay những người đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc hành vi. Với bệnh nhân tâm thần đang được chữa trị bằng Thu*c, trị liệu tâm lý giúp hỗ trợ kết quả điều trị.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY