Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Đỏ mặt khi uống rượu: Tưởng bình thường nhưng lại cực nguy hiểm

Đỏ mặt khi uống rượu bia là hiện tượng thường gặp ở rất nhiều người, đa số chúng ta đều cho rằng điều này hết sức bình thường, nhưng ít ai ngờ rằng đó là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm đang tới gần bạn.

Nguyên nhân gây đỏ mặt khi uống rượu bia là do trong các thức uống này có chứa chất mang tên ethanol, khi vào cơ thể sẽ kích thích sản xuất hoạt chất acetaldehyde được tích tụ nhiều trong máu. hoạt động này khiến cho các mao mạch dưới da giãn ra, gây ra hiện tượng đỏ mặt, nóng bừng. một số trường hợp có thể đỏ toàn thân, và kèm theo triệu chứng tim đập nhanh.

Đỏ mặt khi uống rượu có thể là dấu hiệu bệnh gan

Thông thường khi rượu, bia đi vào cơ thể, gan sẽ chuyển hóa cồn thành aceltedehyde. ở người bình thường aceltedehyde lại tiếp tục chuyển hóa thành acetate- một chất an toàn hơn với cơ thể.

Những với những người bị đỏ mặt, quá trình chuyển hóa actadehyde thành acetate nhanh hơn người bình thường, khi có quá nhiều chất actadehyde được sinh ra. lâu ngày sẽ gây nên các bệnh về gan. do đó, những người bị đỏ mặt khi uống bia rượu sẽ có nguy cơ mắc bệnh gan cao hơn với những người không bị đỏ mặt.

Tăng nguy cơ ung thư thực quản

Những người bị đỏ mặt khi uống rượu bia thường có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn  so với những người bình thường. thông thường, những người có phản ứng đỏ mặt khi uống rượu bia là do trong cơ thể có sự thiếu hụt di truyền enzym chuyển hóa rượu aldh2, từ đó dẫn đến sự tích tụ các chất acetaldehyde độc hại. các nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng, nếu một người bị khiếm khuyết enzym chuyển hóa rượu aldh2 mà uống 2 cốc bia mỗi ngày thì sẽ có nguy cơ bị ung thư thực quản cao gấp 10 lần so với những người có thể chuyển hóa được chất cồn.

Bệnh cao huyết áp

Một nghiên cứu của đại học quốc gia chungnam (hàn quốc) thực hiện trên 1.700 người đã cho thấy rằng người uống rượu bia đỏ mặt có nguy cơ mắc chứng tăng huyết áp cao hơn 2.27 lần so với người bình thường uống rượu bia không đỏ mặt.

Bệnh cao huyết áp do uống rượu bia còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ. một nghiên cứu mới ở nam giới gần đây cho thấy, những người bị bệnh cao huyết áp (với chỉ số huyết áp là 140/90 mmhg) chỉ cần uống khoảng 150 – 300 ml rượu bia là sẽ có nguy cơ Tu vong do đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim cao gấp 2 – 5 lần so với những người có huyết áp bình thường hoặc những người không uống rượu bia.

Những lưu ý khi uống rượu

- không uống rượu khi bụng đói: khi đói, lượng axit trong dạ dày tăng lên, nếu kết hợp thêm với chất cồn trong rượu, bia thì bạn sẽ dễ say hơn, kèm theo đó là cảm giác nôn nao, khó chịu.

- Nên uống nhiều nước lọc khi uống rượu, bởi nước có khả năng đào thải chất cổn ra khỏi cơ thể qua đường tiểu, giúp bạn hạn chế bị say khi uống rượu.

- Không nên dùng trà sau khi uống rượu: bởi trà có chứa thành phần tannin có thể làm cho cồn thẩm thấu vào dạ dày nhanh hơn, điều này sẽ có hại cho dạ dày.

Theo Huyền Trần/Gia Đình Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/song-khoe-212/do-mat-khi-uong-ruou-tuong-binh-thuong-nhung-lai-cuc-nguy-hiem-347744)

Tin cùng nội dung

  • Theo khuyến cáo của các thầy Thuốc, Thuốc sủi có thể gây những tác dụng không mong muốn nếu lạm dụng hoặc dùng không đúng cách.
  • Cháu hay đi tiểu nhiều lần trong một ngày, lúc ngủ cháu cũng thường dậy đi tiểu. Xin hỏi bác sĩ cháu bị bệnh gì vậy?
  • Chào BS, tôi 54 tuổi bị cao huyết áp được nửa năm và bị đau bao tử mãn tính nên ngày nào cũng phải uống Thuốc, uống Thuốc nhiều lại đau bao tử.
  • Thưa BS, mẹ tôi bị huyết áp và tim. Mỗi sáng sớm bà phải uống Thu*c huyết áp và tim. Theo chỉ định của BS, bà sắp phải nội soi dạ dày. Theo như câu tư vấn của Mangyte thì muốn nội soi dạ dày phải nhịn từ 21g tối hôm trước, để bụng rỗng. Tuyệt đối không ăn uống để cho kết quả nội soi chính xác. Tôi băn khoăn, nếu mẹ tôi không uống Thu*c huyết áp thì huyết áp tăng cao làm sao nội soi? Nên làm thế nào Mangyte ơi? (Huy Hùng - TPHCM)
  • Cao huyết áp (còn gọi là “lên tăng-xông”) xảy ra khi máu của bạn di chuyển qua động mạch ở áp lực cao hơn bình thường. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra cao huyết áp. Nếu huyết áp quá cao hoặc vẫn ở mức cao trong một thời gian dài, nó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
  • Nếu bạn thường xuyên uống rượu nhiều hơn giới hạn cho phép, hãy thử những mẹo đơn giản sau nhằm giúp bạn giảm đi điều đó.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY