Khoa học hôm nay

Đối tác WHO thử nghiệm mũi vắc xin thứ 3 với liều lượng thấp hơn, tối đa hóa nguồn cung

Đối tác WHO thử nghiệm mũi vắc xin thứ 3 với liều lượng thấp hơn, tối đa hóa nguồn cung

Liên minh Đổi mới Sáng tạo Sẵn sàng cho Dịch bệnh (CEPI), tổ chức toàn cầu tài trợ cho việc phát triển vắc xin và đối tác của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết các thử nghiệm trên 3.300 người trưởng thành khỏe mạnh ở Úc, Indonesia và Mông Cổ sẽ làm sáng tỏ việc tiêm kết hợp các loại vắc xin khác nhau và liệu việc tiêm liều lượng phân đoạn có tạo ra ít phản ứng phụ hay không.

ví dụ, kết quả có thể gợi ý rằng giảm liều lượng mũi vắc xin tăng cường sẽ cải thiện, mở rộng và kéo dài phản ứng miễn dịch sau đợt tiêm vắc xin covid-19 chính, đồng thời gây ít căng thẳng hơn cho nguồn cung liều đầu tiên”, cepi cho biết trong một tuyên bố được đưa ra bởi viện nghiên cứu trẻ em murdoch ở úc (đứng đầu nghiên cứu).

Cepi nói rằng những người tham gia thử nghiệm đã được tiêm hai liều vắc xin pfizer-biontech, astrazeneca, sinovac hoặc sinopharm, tùy thuộc vào nơi sống. trong cuộc thử nghiệm, họ sẽ được tiêm 2 liều vắc xin covid-19 hoặc tiêm mũi thứ ba là vắc xin pfizer-biontech, moderna, astrazeneca với liều lượng giảm.

Liều lượng phân đoạn đã được sử dụng thành công trong việc chống lại các bệnh khác. năm 2016, who đã phê duyệt 1/5 liều vắc xin sốt vàng da như một biện pháp khẩn cấp trong các đợt bùng phát dịch lớn ở angola và cộng hòa dân chủ congo. phương pháp này đã được lặp lại trong chiến dịch tiêm phòng bệnh sốt vàng của brazil vào năm 2018.

WHO đã gợi ý rằng các quốc gia sử dụng vắc xin bất hoạt cho liều đầu tiên nên tiêm vắc xin mRNA, vectơ vi rút như một phần của chế độ hai liều hoặc như liều tăng cường để bảo vệ tốt hơn trước COVID-19.

Nguồn cung không dự đoán được của cùng một loại vắc xin COVID-19 được xem là lý do phổ biến cho việc tiêm trộn.

Các loại vắc xin do sinovac và sinopharm phát triển là loại bất hoạt. vắc xin astrazeneca sử dụng công nghệ vectơ vi rút, trong khi vắc xin pfizer-biontech và moderna là mrna.

Người đứng đầu nhóm vắc xin mới tại Viện Nghiên cứu Trẻ em Murdoch, Kim Mulholland đang ở Mông Cổ chuẩn bị cho các thử nghiệm địa phương. Ông nói các nghiên cứu hiện có cho thấy dùng vắc xin mRNA làm liều tăng cường là tốt nhất.

Ông nói với tờ south china morning post: “các quốc gia như mông cổ đã quyết định hợp tác với pfizer để tiêm mũi tăng cường cho cộng đồng từng nhận vắc xin sinopharm của họ, điều mà tôi nghĩ là một quyết định hợp lý”.

Kim Mulholland cho biết nghiên cứu kéo dài 1 năm này có thể đưa ra các hướng dẫn thực tế cho các quốc gia và một giải pháp lâu dài liên quan đến mũi vắc xin tăng cường.

Ông nói: “Mức độ cao của các kháng thể chỉ là một thông số. Có nhiều khía cạnh của đáp ứng miễn dịch và chúng ta cần nghĩ về thời gian bảo vệ chống lại bệnh nặng. Các quốc gia muốn biết khi nào họ phải cung cấp mũi vắc xin tăng cường. Họ không muốn rơi vào tình huống mà trong 3 hoặc 4 tháng, ai đó nói rằng chúng ta cần phải làm điều này một lần nữa".

Các cơ quan quản lý Trung Quốc hôm 19.2 cho biết đã chấp thuận mũi vắc xin COVID-19 tăng cường sử dụng công nghệ khác với hai liều ban đầu.

Động thái này diễn ra với nỗ lực cải thiện chiến lược tiêm chủng trong bối cảnh lo ngại rằng vắc xin được sử dụng nhiều nhất của họ dường như không hiệu quả với các biến thể như Omicron.

Sự thay đổi này cho phép người lớn từng nhận hai liều vắc xin bất hoạt của Sinopharm và Sinovac có thể lựa chọn tiêm mũi tăng cường bằng vắc xin protein của Chongqing Zhifei Biological Products hoặc vắc xin vectơ vi rút của CanSino.

Mũi vắc xin tăng cường có thể tăng mức độ kháng thể, một chỉ số bảo vệ. thế nhưng tháng trước, who đã đưa ra một lời nhắc nhở rằng, "trong khi một số quốc gia có thể khuyến nghị tiêm liều vắc xin tăng cường, ưu tiên trước mắt của thế giới là tăng tốc tiếp cận với loạt tiêm chủng chính".

Hôm 18.2, Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, cho biết: “Tỷ lệ bao phủ vắc xin cao ở một số quốc gia, kết hợp với mức độ nghiêm trọng của Omicron thấp hơn, đang dẫn đến một câu chuyện nguy hiểm rằng đại dịch đã kết thúc”.

Ông lặp lại lời kêu gọi của who về việc các nước quyên góp tổng cộng 16 tỉ usd “để làm cho vắc xin, xét nghiệm, phương pháp điều trị và thiết bị bảo hộ cá nhân có sẵn ở khắp mọi nơi”, đồng thời nói thêm rằng 83% dân số châu phi vẫn chưa được tiêm liều vắc xin đầu tiên.

Sẽ tài trợ tới 8,7 triệu usd cho thử nghiệm mới, cepi nói những phát hiện của họ có thể giúp giải quyết tình trạng bất bình đẳng vắc xin toàn cầu “với phần lớn người dân ở các quốc gia có thu nhập thấp vẫn đang chờ đợi liều vắc xin đầu tiên”.

Mối quan hệ hợp tác mới này sẽ là chìa khóa để cho chúng ta thấy giảm liều lượng của mũi vắc xin tăng cường có thể cung cấp sự bảo vệ đầy đủ chống lại các biến thể hiện tại và tương lai hay không, đồng thời cũng có khả năng cho thấy nguồn cung cấp liều đầu tiên cho những người có nhu cầu khẩn cấp sẽ không bị tổn hại”, Melanie Saville, Giám đốc Nghiên cứu và phát triển vắc xin của CEPI, cho biết.

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://1thegioi.vn/doi-tac-who-thu-nghiem-mui-vac-xin-thu-3-voi-lieu-luong-thap-hon-toi-da-hoa-nguon-cung-178332.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY