Tâm sự hôm nay

Đôi vai nào để dựa

Mấy ngày gần đây, dư luận bàng hoàng về những vụ mẹ Tu tu đem theo con nhỏ ch*t cùng. Thương xót là ý nghĩ bao trùm tất cả.
Nhiều người nghĩ rằng, nguyên nhân dẫn đến các vụ Tu tu là do cuộc sống quẫn bách, người phụ nữ bị chồng bạo hành. Có lẽ điều này chỉ đúng phần nào, bởi bản năng sinh tồn của con người rất mạnh mẽ không dễ gì người ta tự từ bỏ mạng sống của mình.

Về vấn đề này, một chuyên gia tâm thần cho biết: ngoài yếu tố xã hội, cần xem lại có yếu tố bệnh tâm thần, cụ thể là bệnh trầm cảm can dự vào không, nhất là trầm cảm sau sinh?

Thống kê cho biết, tại TP.HCM có đến khoảng 33% số phụ nữ trầm cảm sau sinh, trong đó có 19% có ý định Tu tu; khảo sát tại một bệnh viện ở Bình Dương cũng cho kết quả tương tự.

Điều đáng nói là đại đa số người dân không hiểu về các bệnh lý tâm thần nói chung, bệnh trầm cảm nói riêng. Nhiều người nghĩ bệnh lý tâm thần chỉ có nguyên nhân là do stress mà thôi nên khi người nhà có dấu hiệu bất thường chỉ đến gặp bác sĩ tâm lý, hoặc cho người nhà uống Thu*c ngủ, Thu*c an thần.Thực ra, nguyên nhân gây bệnh hết sức phức tạp, việc điều trị phải do bác sĩ tâm thần khám và cho liệu pháp dùng Thu*c và các biện pháp khác.

Cũng do không hiểu về bệnh tâm thần, xem nó như thứ gì đó cần phải né tránh nên người nhà của người bệnh thường không muốn nhắc đến, không đưa người nhà đi chữa trị khiến bệnh trở nặng (trong bệnh trầm cảm là có ý định Tu tu và Tu tu thành công).

Những ca Tu tu gần đây cho thấy, người vợ trong gia đình thiếu đi sự thông cảm của người chồng, thậm chí có trường hợp còn bị bạo lực. Mọi người thương cho người phụ nữ yếu đuối và mong họ có bờ vai vững chắc để nương tựa và nhắc đến vai trò của các tổ chức xã hội, của gia đình nhằm giảm thiểu những cái ch*t oan nghiệt.

Một bác sĩ tự ngẫm: “Trong việc điều trị, chúng ta đang thiên về kỹ trị. Tức người bác sĩ chủ yếu lo chữa bệnh cho bệnh nhân khỏi chứ chưa nghĩ đến tâm tư, tình cảm của bệnh nhân. Trong các ca sinh, nhất là sinh mổ, có nên chăng bác sĩ nên theo dõi người mẹ có bị trầm cảm không, có nên dặn dò kỹ người nhà theo dõi những biểu hiện trầm cảm của người mẹ để can thiệp kịp thời không?”. Bác sĩ này cho biết thêm: “Hiện số sản phụ sinh mổ ngày càng tăng và sinh mổ cũng là nguyên nhân gây trầm cảm”.

Tuy nhiên, những người phụ nữ cần nhất vẫn là bờ vai của người chồng. Cuộc sống không phải ai cũng suôn sẻ, nhưng nếu người chồng biết thông cảm, thương vợ sẽ không để cho tình trạng xung đột gia đình xảy ra. Và nhất là, nếu vợ bị bệnh tâm thần (trầm cảm chẳng hạn) thì chồng phải là người đầu tiên đưa vợ đi khám chuyên khoa tâm thần để được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc, điều trị kịp thời.

Cuối cùng, để nhiều người dân hiểu hơn về sức khỏe tâm thần, cần có thêm những lớp tập huấn về vấn đề này cho cán bộ y tế cơ sở, những lớp học về tiền hôn nhân trong đó có nội dung về trầm cảm sau sinh.

Thương xót những người phụ nữ có số phận bi thảm, ngoài việc cần có những cách giải tỏa những bức xúc, mâu thuẫn trong gia đình, còn cần nhìn thẳng vào vấn đề bệnh lý để giải quyết kịp thời. Những điều đó, chính là “đôi vai” cho người phụ nữ khi họ ở giai đoạn ngặt nghèo.

THẾ PHONG

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-doi-vai-nao-de-dua-5832.html)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY