Trong phiên họp chiều 15/6, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, để có thể đón đầu sự dịch chuyển, mời chào các tập đoàn lớn hàng đầu thế giới, bên cạnh giải pháp trung hạn và dài hạn, cần phải có những giải pháp cấp thiết để giải quyết vấn đề trước mắt.
Bộ KH&ĐT đã đề xuất 4 nhóm giải pháp với Thủ tướng Chính phủ, trong đó có những giải pháp có thể coi là táo bạo để tăng sức cạnh tranh của Việt Nam, như ưu đãi cho các TNCs (công ty xuyên quốc gia) sẽ được áp dụng chung cho các dự án vệ tinh của các doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất của dự án do TNCs đang thực hiện (với điều kiện có tối thiểu 30% doanh nghiệp Việt Nam tham gia làm doanh nghiệp vệ tinh).
Hay hay cho phép sử dụng quy định về ưu đãi đầu tư đặc biệt đang trình Quốc hội để đàm phán, thương lượng với các tập đoàn lớn ngay khi Luật Đầu tư được thông qua trong tháng 6/2020 mà không cần phải chờ đến khi Luật có hiệu lực.
Thủ tướng cũng đã đồng ý thành lập Tổ công tác đặc biệt giao Bộ KH&ĐT làm Tổ trưởng để có thể giải quyết nhanh các khúc mắc cho nhà đầu tư, đồng thời chủ động tiếp xúc với các TNCs để nắm bắt nhu cầu, cũng như mời chào họ đến với Việt Nam.
Trước đó, bàn về giải pháp thu hút vốn FDI, TS. Phùng Đức Tùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Mekong lưu ý 2 điểm Việt Nam cần cải tạo đó là thay đổi thể chế và cải tạo hạ tầng.
Theo TS. Phùng Đức Tùng, chỉ cần có thể chế thông thoáng, minh bạch, rõ ràng, dân chủ, nhà đầu tư không phải đau đầu vì các chi phí không chính thức, ắt hẳn Việt Nam sẽ thuận tiện hơn để “đón đại bàng” về làm tổ.
"Muốn có hạ tầng tốt, nên để tư nhân tham gia, Chính phủ có thể mua lại. Phải có hạ tầng tốt, chính sách tốt thì mời chào các tập đoàn sẽ đến. Khi đó sẽ có nền công nghiệp phụ trợ, dịch vụ kèm theo nhanh chóng.
Bên cạnh đó, chính sách thu hút FDI thế hệ mới cũng phải cần ưu đãi nhưng không phải ưu đãi về thuế, thuê đất mà ưu đãi từng chi tiết nhỏ khiến nhà đầu tư an tâm. Chẳng hạn, Chính phủ sẵn sàng chi trả cho đào tạo công nhân kỹ thuật bậc cao mà các tập đoàn vào đào tạo, thường từ 6 tháng - 1 năm, TS Tùng nhấn mạnh.
Đồng tình với quan điểm trên, GS-TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhận định, muốn các cơ sở sản xuất chuyển vào, bàn gì thì bàn, đầu tiên phải có đất sạch, đây là yếu tố rất quan trọng. Khi đã có mặt bằng thì điều cần lưu ý tiếp theo là cam kết với nhà đầu tư về một chính sách giá đất ổn định. Được biết, tiền thuê đất tại Hà Nội và TP HCM vẫn chỉ bằng 40% so với Bắc Kinh và Thượng Hải, vì thế có thể xem đây là một lợi thế của Việt Nam.
GS Nguyễn Mại lưu ý thêm, cần đơn giản hóa tối đa các thủ tục, vì nếu chuyển sang Việt Nam mà mất 6-7 tháng mới có thể sản xuất thì chắc chẳng có ai vào. Nhà đầu tư khi chuyển nhà máy đều mong muốn khi chuyển vào có thể sản xuất được ngay.
Có thể nói, hiện nay “trăm phương nghìn kế” để đón sóng FDI đã được thiết lập, tuy nhiên, còn một yếu tố đó là dịch Covid-19 thì vẫn là một bài toán thách thức. Bởi thực tế, đón sóng chuyển dịch FDI, đồng nghĩa thêm một lần nữa Việt Nam lại phải đứng trước nguy cơ Covid-19 “đổ bộ” bất kỳ lúc nào.
Đặc biệt, tại thời điểm này quốc gia xuất phát điểm cho làn sóng chuyển dịch lại đang trước nguy cơ dịch covid-19 lại tiếp tục bùng phát, buộc nước này phải phong tỏa một phần thủ phủ bắc kinh. vậy làm thế nào để không bị nhỡ sóng chuyển dịch nhưng vẫn đảm bảo một môi trường không chỉ đầu tư an toàn mà môi trường sống cũng được đảm bảo đòi hỏi chúng ta phải chuẩn bị đủ công – lực cho nội tại.
Thực hiện mục tiêu képTính đến nay, đã qua ngày thứ 60 Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, đã có 302 người khỏi bệnh, tương ứng với 92.1%. Các ca mắc bệnh đều được cách ly ngay khi nhập cảnh không thể lây lan ra cộng đồng. Cho đến nay, Việt Nam chưa có ca Tu vong do Covid-19 và là một trong số ít các quốc gia trên thế giới có trên 300 ca bệnh nhưng chưa có ca Tu vong. Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19 thống nhất tinh thần đảm bảo thực hiện mục tiêu kép nhưng phải tuyệt đối an toàn. Các hướng dẫn về đưa đón, tổ chức cách ly đối với các đối tượng nhập cảnh phải hết sức cụ thể, tổ chức kiểm tra thường xuyên. Bộ Y tế được giao xây dựng và ban hành sớm hướng dẫn đón các chuyên gia, nhà đầu tư vào Việt Nam ngắn hạn. |
Chủ đề liên quan:
an toàn