Dù số ca nhiễm còn thấp so với các điểm nóng như ấn độ và brazil, các chính phủ đông nam á đã bắt đầu phong tỏa và tăng cường xét nghiệm. các nước cũng đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng bằng cách nâng cao nhận thức cộng đồng, khắc phục sai sót trong các chính sách trước đây, mở rộng tiêm đại trà và tìm cách khuyến khích người dân tiêm vaccine.
Tất cả hướng đến mục tiêu bảo vệ người dân và mở cửa nền kinh tế.
"Đông Nam Á từng làm rất tốt trong làn sóng dịch đầu tiên nhưng nhiều người sau đó bắt đầu lơ là và tạo cơ hội cho virus lây lan. Ngoại trừ Singapore, các chính phủ đã cố gắng thúc đẩy tiêm chủng nhưng vẫn còn một chặng đường dài phía trước", theo tiến sĩ Abhishek Rimal, điều phối viên y tế khẩn cấp khu vực châu Á - Thái Bình Dương thuộc Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ (IFRC).
singapore là quốc gia đi đầu trong khu vực về triển khai vaccine, với hơn 30% dân số được tiêm đầy đủ. nước này cho phép trẻ em từ 12 tuổi được tiêm vaccine và có thể nới lỏng các hạn chế từ ngày 14/6. nhưng tại nhiều nước láng giềng của singapore, tiến trình này vẫn diễn ra chậm chạp, với hầu hết các nước chỉ tiêm phòng chưa đến 10% dân số. một số quốc gia đang nỗ lực để tăng tốc.
indonesia đã triển khai hơn 30 triệu liều vaccine, chủ yếu cho người già, nhân viên y tế và người khuyết tật. nước này cho phép người cao tuổi đi tiêm phòng tại cơ sở bất kỳ mà không cần đăng ký trước, đồng thời cung cấp vaccine cho những người trẻ nếu họ giúp đưa người từ 60 tuổi trở lên đi tiêm chủng. indonesia cũng yêu cầu trung quốc hỗ trợ kỹ thuật để giúp nước này trở thành trung tâm sản xuất vaccine covid-19 trong khu vực.
Sau khi ghi nhận số ca nhiễm và Tu vong do covid-19 cao kỷ lục trong những tuần gần đây, malaysia đã mở các trung tâm tiêm chủng lớn để tiêm cho 8.000 người mỗi ngày. bộ nhà ở và chính quyền địa phương cung cấp xe đưa đón hai chiều để tạo điều kiện cho người dân đến các cơ sở trên. nhiều phòng khám di động cũng được thành lập nhằm đáp ứng mục tiêu tiêm cho nhóm người cao tuổi và người có bệnh lý nền và vô gia cư. các xe tải chở vaccine được huy động đến những vùng nơi người dân khó tiếp cận trung tâm tiêm chủng. đến nay, gần 4% trong tổng số 32 triệu người malaysia được tiêm chủng đầy đủ.
thái lan đặt mục tiêu triển khai 500.000 liều vaccine mỗi ngày từ tháng 6, gấp 5 lần so với mức trung bình trước đó. nước này công bố kế hoạch mở cửa khu du lịch phuket vào tháng 7 cho những khách du lịch đã được tiêm phòng đầy đủ.
Chính phủ cho phép các tổ chức hành chính tư nhân và địa phương tự mua vaccine covid-19 thông qua các cơ quan như viện vaccine quốc gia và hiệp hội chữ thập đỏ thái lan.
Nhằm đẩy nhanh tiến trình tiêm chủng, việt nam liên tiếp đàm phán với nhiều quốc gia, tổ chức, nhà sản xuất để tăng nguồn cung vaccine. nước này vừa phê duyệt khẩn cấp vaccine pfizer, bên cạnh vaccine sinopharm, spunik v, astrazeneca trước đó. giới chức bắt đầu thử nghiệm giai đoạn ba vaccine nội địa nanocovax, hứa hẹn nhiều triển vọng.
Chuẩn bị tiêm vaccine nanocovax giai đoạn ba cho người tình nguyện viên tại học viện quân y, ngày 10/6. ảnh: ngọc thành.
Trong khi đó, Campuchia đã huy động quân đội để tiêm chủng cho người dân. Người thứ một triệu và hai triệu đi tiêm phòng sẽ được nhận giải thưởng khoảng 2.400 USD.
lào cấm các tổ chức tư nhân mua vaccine covid-19 nhằm giải quyết những chỉ trích về bất bình đẳng trong nước. bộ y tế lào ngày 12/6 cho biết, đến nay, 712.793 người được tiêm một mũi vaccine (tương đương 9,7% dân số) và 385.921 người đã tiêm đủ hai mũi (tương đương 5,26% dân số).
philippines cho phép trẻ em từ 12 đến 15 tuổi tiêm phòng và các công ty tư nhân được quyền mua vaccine cho nhân viên của họ. để củng cố niềm tin vào vaccine, người nổi tiếng tại nước này bắt đầu tiêm vaccine công khai. một số thành phố và thị trấn thậm chí còn tặng gia súc, đất đai để khuyến khích người dân tiêm phòng.
Mặc dù đã nỗ lực hết sức để tăng cường tiêm chủng, các quốc gia đông nam á vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau, chủ yếu là làm sao tiêm đủ vaccine để đạt ngưỡng miễn dịch cộng đồng. ước tính, khu vực này cần khoảng 1,4 tỷ liều để cung cấp cho 650 triệu dân. một số nhà phân tích cho rằng đây là thách thức lớn vì nhu cầu vaccine toàn cầu hiện vượt xa nguồn cung.
Một số nước chỉ mới nhận được rất ít vaccine. đông timor đã nhận lô vaccine đầu tiên từ chương trình covax, bao gồm 24.000 liều vaccine astrazeneca vào ngày 5/4 và 100.000 liều vaccine sinovac từ trung quốc vào ngày 7/6.
Hậu cần là một trong những vấn đề lớn đối với đông nam á - nơi có địa hình rộng lớn, đa dạng từ các thành phố đến nông thôn miền núi và hải đảo xa xôi. cơ sở hạ tầng và nguồn lực để phân phối cũng như bảo quản vaccine còn yếu kém và hạn chế. đây là rào cản đối với quá trình tiêm chủng, đặc biệt là khâu giao hàng chặng cuối. các chuyên gia lo ngại nếu điều này không được khắc phục, các nước sẽ gặp khó khăn và tốn nhiều thời gian để phục hồi, đặc biệt trong bối cảnh các biến chủng có thể dẫn đến những đợt bùng phát mới.
Do đó, theo tiến sĩ kevin s.y. tan của viện nghiên cứu iseas-yusof ishark, các chính phủ cần đảm bảo cơ sở hạ tầng cần thiết, đặc biệt đối với vaccine cần bảo quản trong môi trường siêu lạnh.
"nếu không thể đáp ứng yêu cầu bảo quản, việc sử dụng vaccine phù hợp với điều kiện hậu cần là phương án thực tế và khả thi", ông tan nhận định.
Nhân viên y tế indonesia chuẩn bị liều vaccine sinovac tại tỉnh banda aceh hôm 7/6. ảnh: afp.
Thủ tướng anh boris johnson đề xuất mục tiêu tiêm chủng cho toàn bộ thế giới đến cuối năm 2022. hiện chưa rõ đông nam á có thể làm được điều này hay không. ông abhishek coi đó là một mục tiêu "đầy tham vọng", trong khi ông tan cho rằng điều này đòi hỏi "nỗ lực khổng lồ" với sự hỗ trợ từ nước ngoài.
"nguyên nhân là hầu hết quốc gia trong khu vực hiện chưa tự sản xuất vaccine covid-19. các nước vẫn phụ thuộc vào nguồn cung và hỗ trợ từ bên ngoài. đây là lỗ hổng cần được giải quyết", ông tan nói.
Giáo sư paul tambyah, chủ tịch hiệp hội vi sinh lâm sàng và nhiễm trùng châu á - thái bình dương, cho biết tự sản xuất vaccine trong nước là "giải pháp hiển nhiên", đồng thời lưu ý các quốc gia có thu nhập trung bình như indonesia, thái lan và malaysia đã có năng lực sản xuất vaccine tốt.
"mấu chốt nằm ở hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (trips) giữa các nước thành viên của tổ chức thương mại thế giới (wto). việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine covid-19 sẽ giúp các nước đông nam á có thể nhanh chóng mở rộng quy mô sản xuất", ông tambyah cho hay.
Theo ông, khi không có sự ràng buộc của các bằng sáng chế, việc tiêm chủng đại trà có thể được tiến hành nhanh chóng như cách bệnh sởi và bại liệt được loại bỏ nhờ vaccine sản xuất tại địa phương.
Ông jose ma luis montesclaros, nhà nghiên cứu tại trường nghiên cứu quốc tế s. rajaratnam, gợi ý các nước đông nam á nên hỗ trợ khu vực tư nhân phát triển năng lực sản xuất vaccine. ông nói: "tôi thấy việc mở rộng nguồn cung vaccine không chỉ mang lợi ích cho từng quốc gia mà còn có lợi cho toàn thế giới, do tính chất liên kết của thương mại và đầu tư toàn cầu. các quốc gia giải quyết các vấn đề y tế càng nhanh thì kinh tế hồi phục càng sớm".