Ngoại Thận - Tiết niệu hôm nay

Điều trị ngoại khoa theo hướng chuyên sâu với các bệnh lý Thận - Tiết niệu, bao gồm chữa trị các chứng bệnh tiền liệt tuyến (u xơ và ung thư) bằng các phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện qua niệu đạo; phẫu thuật khâu treo âm đạo vào u nhô trong điều trị bệnh lý sa sàn chậu ở nữ qua nội soi ổ bụng; phẫu thuật cắt bàng quang toàn phần, thay thế bàng quang bằng ruột non, ruột già (phẫu thuật Camay). Các bệnh lý thường gặp như: ung thư bàng quang, sỏi hệ tiết niệu, nhiễm khuẩn tiết niệu, chấn thương thận, chấn thương niệu đạo, u xơ tiền liệt tuyến, ung thư thận, ung thư tiền liệt tuyến,...

Đông y điều trị sỏi tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu là một bệnh phổ biến ở nước ta, gặp nhiều ở nam và lứa tuổi thường mắc phải là từ 35 – 55 tuổi.

Sỏi đường tiết niệu là một bệnh phổ biến ở nước ta, gặp nhiều ở nam và lứa tuổi thường mắc phải là từ 35 – 55 tuổi. Các điều kiện thuận lợi cho việc hình thành sỏi tiết niệu là uống ít nước, ứ trệ nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thay đổi độ pH nước tiểu.

Tùy vào vị trí người ta chia ra: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Các triệu chứng nhận biết

Đau: Đau dữ dội, đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng.

Đái buốt, đái rắt, đái máu.

Sốt: Khi có nhiễm trùng.

Theo Đông y, bệnh sỏi tiết niệu được xếp vào phạm vi lâm chứng. Nguyên nhân gây bệnh thường do ăn nhiều thức ăn cay nóng, uống nhiều rượu, sinh thấp nhiệt dồn xuống bàng quang làm cho khí hóa trở trệ, không thông. Bệnh lâu ngày làm hao tổn chính khí, tổn thương tỳ thận, ảnh hưởng tới tác dụng khí hóa của bàng quang làm cho tạp chất của nước tiểu kết lại mà thành sỏi. Đông y có nhiều bài Thu*c có tác dụng điều trị sỏi đường tiết niệu tùy vào từng thể bệnh. Tuy nhiên khi điều trị cần chú ý kích thước viên sỏi, nếu sỏi nhỏ dưới 10mm còn có thể uống Thu*c cho tống ra, nếu sỏi quá lớn phải phối hợp phương pháp khác để lấy sỏi ra.

Thể nhiệt lâm

Triệu chứng: Đái nhiều lần, cảm giác đái nóng, đau buốt, nhỏ giọt, nước tiểu vàng, đỏ, đục, bụng dưới đau cứng hoặc đau chướng, hoặc sốt miệng đắng, đại tiện táo kết, lưỡi đỏ rêu vàng nhớt, mạch sác.

Pháp điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp, bài thạch thông lâm.

Bài 1: Bát chính tán gia giảm.

Mộc thông 12g, biển súc 12g, cù mạch 12g, hoạt thạch 16g, chi tử 12g, kim tiền thảo 30g, kê nội kim 10g, tiên hạc thảo 15g, xa tiền tử 15g, đại hoàng 6g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.


Kim tiền thảo.

Bài 2: Giáng Thạch Thang.

Cam thảo tiêu 3g, đông quỳ tử 10g, giáng hương 3g, hải kim sa 10g, hoạt thạch 10g, kê nội kim 10g, kim tiền thảo 30g, thạch vi 10g, xuyên ngưu đằng 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: Tam kim thang.

Hải kim sa 30g, kê nội kim 10g, kim tiền thảo 30g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 4: Kim tiền thảo 30g, tỳ giải 16g, xa tiền tử 16g, uất kim 12g, trạch tả 12g, ngưu tất 12g, kê nội kim 12g. Sắc uống ngày một thang.

Thể thạch lâm

Triệu chứng: Đái khó đau như bị tắc, nước tiểu vàng, đỏ, đục, có cặn sỏi hoặc đang đái bị tắc lại, ống đái đau buốt như bị đâm không chịu nổi, hoặc đau quặn lưng bụng dưới, nước tiểu có máu, mạch huyền hoặc sác.


Bông mã đề.

Pháp điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp, bài sỏi, thông lâm.

Bài 1: Thạch vĩ tán gia giảm.

Thạch vĩ, đông quỳ tử, phục linh, xa tiền tử, cù mạch, kim tiền thảo đều 12g; hoạt thạch 16g; cam thảo. Sắc uống trong ngày.

Bài 2: Trục Thạch Thang.

Bạch thược 12g, cam thảo 4g, hải kim sa đằng 18g, kê nội kim 10g, kim tiền thảo 30g, Mộc hương 6g, Sinh địa 12g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 3: Quỷ tử tán.

Đông quỳ tử 300g, bạch linh 100g, hoạt thạch 100g, mang tiêu 50g, sinh cam thảo 25g, nhục quế 25g, hải kim sa 75g, kim tiền thảo 300g, kê nội kim 100g. Tán mịn mỗi lần dùng 8g, ngày 2 lần.

Ngoài ra trong dân gian có nhiều bài Thu*c nam để điều trị sỏi thận:
Kim tiền thảo dùng cả dây lá tươi, hoặc giã nhỏ hòa với nước lọc lấy nước uống trong ngày, hoặc dùng 100 dây tươi sắc với 2 lít nước còn 1 lít chia làm 3 lần uống trong ngày, uống cho đến khi khỏi.


Kê nội kim

Râu ngô, bông mã đề, cỏ nhọ nồi, rễ cỏ tranh đều 40g sắc uống.
Quế chi 6g, vỏ núc nác 16g, bông mã đề 20g, xương bồ 8g, trạch tả 12g, tỳ giải 30g, cam thảo đất 16g, quả dành dành 20g, Sắc uống.

TS.BSCKII.Dương Trọng Nghĩa

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/dong-y-dieu-tri-soi-tiet-nieu-n125624.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY