Tin tức hôm nay

Tin tức

Đốt bồ kết, ngậm muối có diệt được virus corona?

MangYTe – GS, TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E, Chủ nhiệm khoa Y Dược - Đại học quốc gia cho biết, những kinh nghiệm dân gian của ông cha ngày xưa như đốt bồ kết, ăn tỏi, bôi dầu tràm… giúp bảo vệ niêm mạc, có tác dụng tăng sức đề kháng trước các bệnh do virus chứ không có bằng chứng khoa học có thể diệt được virus corona.

Các điều dưỡng hướng dẫn cách vệ sinh tay, phòng chống dịch nCoV.

Sáng 10-2, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội và Bệnh viện E phối hợp tổ chức Hội nghị tập huấn công tác phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của (nCoV) với sự tham gia của hàng trăm sinh viên khoa Y Dược.

Tại hội nghị, GS Lê Ngọc Thành cùng các chuyên gia về y tế dự phòng cung cấp cho các em sinh viên những kiến thức cơ bản về dịch, về cách lây truyền, triệu chứng và đưa ra các phương pháp tự chăm sóc sức khỏe trong mùa dịch.

Trước một số câu hỏi của sinh viên về việc, hiện nay nhiều người truyền tai nhau phương pháp đốt bồ kết ở nhà, bôi dầu tràm vào khẩu trang, ngâm muối vào khẩu trang có diệt hay không, GS Thành khẳng định, hiện chưa có nghiên cứu nào về virus này.

“Việc giúp làm ấm không khí làm ngăn cản virus, ngậm muối để bảo vệ niêm mạc tại chỗ. Dân gian cũng hay uống nước gừng, quất mật ong, cánh hoa hồng… để bảo vệ niêm mạc, đỡ kích thích niêm mạc. Những phương pháp này giúp tăng sức đề kháng, nhằm mục đích dự phòng chứ không có bằng chứng khoa học có thể diệt virus corona”, GS Thành nói.

Cũng theo Giám đốc Bệnh viện E, là một chủng virus mới hiện vẫn đang được nghiên cứu và đường lây chủ yếu thông qua tiếp xúc trực tiếp trong vòng hai mét. Mặc dù hiện nay chúng ta đã phân lập được trong 24 - 48 giờ nhưng mới chỉ đang điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng mà chưa có Thu*c đặc hiệu. Vì thế, GS Thành khuyến cáo, các sinh viên y khoa cần phải cập nhật thông tin chính thống từ Bộ Y tế và cần nắm chắc các kiến thức khoa học để phổ biến kiến thức cho gia đình, hàng xóm và mọi người chung quanh.

Các sinh viên y khoa là lực lượng nòng cốt truyền thông cho cộng đồng.

Về đeo khẩu trang như thế nào đúng cách, GS Thành cho hay, những đối tượng như nhân viên y tế thực hiện khám và điều trị cho bệnh nhân, người trực tiếp chăm sóc người bệnh nghi nhiễm hoặc nhiễm nCoV trong môi trường bệnh viện cần đeo khẩu trang y tế. Mọi người trong cộng đồng chỉ cần đeo khẩu trang vải và giặt hằng ngày, chưa cần tới mức đeo khẩu trang y tế tránh tình trạng khan hiếm như hiện nay.

Nhiều băn khoăn về việc, làm sao phân biệt cúm thông thường và người mắc virus corona để không xảy ra tình trạng kỳ thị với người có triệu ho, hắt hơi, sổ mũi, GS Thành khuyến cáo, nếu người dân có biểu hiện cúm mà đến từ vùng dịch, đi qua Trung Quốc, sân bay cần phải lưu ý sàng lọc cách ly. Đối tượng thứ hai là nhóm y, bác sĩ làm việc trong môi trường bệnh viện. “Cúm thông thường sẽ có triệu chứng nhẹ. Nếu có diễn biến nhanh như sốt, khó thở, rối loạn khác thì cần phải lưu ý”, GS Thành nói.

GS Thành đánh giá, việc các sinh viên Khoa Y Dược học sớm một tuần nhằm mục tiêu để truyền thông cho các sinh viên về dịch cũng như ý thức được vai trò nhất định trong chống dịch. Từ kiến thức bản thân, các em sinh viên có thể tuyên truyền cho gia đình, hàng xóm. Đa phần sinh viên y khoa góp phần vào công tác sàng lọc, phân loại người dân, chỉ dẫn cho người bệnh.

LAM NGỌC

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/y-te/tin-tuc/item/43208702-dot-bo-ket-ngam-muoi-co-diet-duoc-virus-corona.html)

Tin cùng nội dung

  • Xuất tinh sớm là một dạng chung trong hệ thống rối loạn cương dương, được lý giải với nhiều quan điểm khác nhau.
  • Khó tiêu là rối loạn tiêu hóa thường gặp, nhất là trong thời ăn nhanh, uống vội hiện nay. BSCK2 Trần Ánh Tuyết, chia sẻ một số giải pháp khắc phục tình trạng trên.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Vận động cơ thể thường xuyên khiến cho mạch máu lưu thông tốt, tăng cường chuyển hóa các cơ quan trong cơ thể, đồng thời vận động thường xuyên làm săn chắc các nhóm cơ, tạo sức bền, chống béo phì.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY