Tâm sự hôm nay

Dự đoán tai họa đời người chỉ bằng sự lười, kiêu ngạo và hoang phí

(MangYTe) Chúng ta thường muốn dự đoán tai họa đời người bằng việc xem tướng hay tử vi nhưng chỉ cần một số phẩm chất cơ bản thì vị quan xưa Tăng Quốc Phiên đã có thể nhận ra người ấy có thể thành hay bại mà không cần phải suy đoán nhiều.


Tăng Quốc Phiên là một danh thần, chuyên gia về quân sự, một nhà chiến lược cao thâm dưới triều Mãn Thanh. Ông từng có hơn một thập kỷ đảm nhiệm chức Tổng đốc Lưỡng Giang và nắm trong tay quyền điều hành toàn bộ hệ thống quan viên ở các tỉnh lỵ thuộc nơi này.


Là người đứng đầu trong bộ máy quan lại tại đây, Tăng Quốc Phiên đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu về phương pháp làm việc của các "nhân sự" dưới quyền mình và từ đó rút ra bí quyết dùng người.


Tên tuổi của Tăng Quốc Phiên trong suốt hai nhiệm kỳ làm Tổng đốc Lưỡng Giang với nhiều thành tựu đáng nói đã biến ông trở thành văn nhân có tước vị cao nhất trong lịch sử Thanh triều và là một nhân vật có sự nghiệp hiển hách trong giai đoạn cận đại của lịch sử Trung Quốc.

Cuộc đời Tăng Quốc Phiên đã đạt đến đỉnh cao trong 3 điều bất hủ của cổ nhân là “lập đức, lập công, lập ngôn”. Chính vì vậy trí huệ kiếp nhân sinh của ông luôn là điều khiến hậu thế coi trọng và trân quý. Và việc ông dự đoán tai họa đời người qua phẩm chất được người đời tới nay vẫn lưu truyền và học hỏi.

1. Kẻ Thất bại

Tăng Quốc Phiên đúc kết kinh nghiệm đời người viết thành sách khuyên răn con người, trong đó có một câu "Nhân bại do lười biếng, sự bại do kiêu ngạo, gia bại do hoang phí".

1.1 Nhân bại do lười biếng

Chúng ta đã quá quen thuộc với câu nói: "Trên bước đường thành công không có dâu chân của kẻ lười biếng". Xem thêm: Nhìn lại xem chữ LƯỜI đã kéo lùi chúng ta đến mức nào.

Thế nhưng ai trong chúng ta cũng mơ ước một ngày mình thành công nhưng lại không chịu được vất vả, trời lạnh thì muốn ngủ nướng, trời nắng thì ngai ra đường... nên cuối cùng cứ quanh quẩn với cái nghèo khó của mình.

Rất nhiều người ý thức được việc không được lười nữa nhưng quan trọng đó là hành động thì lại không có. Hầu hết, những nỗ lực mà chúng ta đang nói đến chỉ là nói miệng.

Muốn có thành công đôi khi phải cần “trả giá” cho sự phấn đấu của mình, cũng giống như bán phá giá ước mơ của mình.

Đó là lý do, Tăng Quốc Phiên đã gợi ý cho chúng ta biết tằng ta hoàn toàn có thể dự đoán được tai họa đời người, rằng thất bại của ai đó có thể nhìn thấy được khi họ LƯỜI.

Những người lười này không chỉ lười làm việc mà lười mọi thứ, từ đi ăn tối với bạn bè, mua quà cho người thân đến chơi thể thao, tập luyện. Cuộc sống tươi đẹp vốn nằm ở những trải nghiệm phong phú, mới mẻ. Lười biếng đồng nghĩa việc không cho bản thân cơ hội trải nghiệm điều mới.

Đừng đổ tại mình sinh ra đã thế, rằng mình không đủ thông minh để chống chọi với đời. Sự thật là hôm nay bạn không muốn đổ mồ hôi, thì ngày mai bạn chỉ có thể thấy thất bại mà thôi. Điều đó ai cũng nhận thấy được không cần phải đi xem bói hay xem Tử vi để luận giải. Đó đơn giản là quy luật Nhân - Quả mà thôi.

Tăng Quốc Phiên là tấm gương điển hình của hầu hết chúng ta: không thông minh, thường xuyên thất bại. Ông còn bị chê là ngu xuẩn vì không thể thi đỗ tú tài. Thế nhưng, ông không bao giờ từ bỏ, ông quyết tâm thi lại đến lần thứ 7 mới đỗ.

Ông tự nhận thức được rằng bản thân có phần kém hơn người khác về mặt trí tuệ, nên ông chỉ có thể chăm chỉ cần cù, tiến bộ dần dần và cứ thế kiên trì dùi mài kinh sử mười mấy năm.

Tăng Quốc Phiên cũng thường căn dặn con cháu: "Trong khó khăn, cần cù chịu khó, đi từng bước từng bước, chầm chậm vượt qua, tự nhiên sẽ cải thiện bản thân". Theo tiêu chí đó, con cháu của ông đều phải quét dọn sân vườn hàng ngày, từ nhỏ đến lớn không được làm biếng.

Tăng Quốc Phiên đúc rút kinh nghiệm nhìn người để cho chúng ta có thể học hỏi


1.2 Sự bại do kiêu ngạo

Kiêu ngạo thường là cá tính của khá nhiều người thông minh và họ thường tự cho mình là kẻ có thành công hơn người sau những lần đạt được chút thành tích nào đó. Người quá thông minh thường xem nhẹ việc bỏ công sức đi chuyên sâu nghiên cứu, mày mò và điều đó dẫn tới những sai lầm sau này.

Theo dự Tăng Quốc Phiên việc dự đoán tai họa đời người thêm dễ dàng khi thấy ai kiêu ngạo là đã có thể thấy được sự thất bại của việc họ sẽ tiến hành trong tương lai. Xem thêm: Ngạo mạn và "cái kết đắng" của kẻ ngạo mạn


Người kiêu ngạo thường buông lỏng cảnh giác, do đó tai vạ cũng thường từ đó mà ra. Có thể hiểu rằng kiêu ngạo vốn là con đường ngắn nhất dẫn tới thất bại. Cũng bởi vậy mà cổ nhân Trung Hoa xưa mới có câu: "Kẻ tự cho mình là giỏi thì tai không nghe được lời khôn lẽ phải nữa".

Chúng ta đừng bao giờ sống mà tự cao quá mức, sẽ dễ dàng dẫn đến thất bại vì không có sự học hỏi tìm hiểu những thành công của những người khác. Người ta có thể yêu thương đùm bọc giúp đỡ người biết nhìn nhận lỗi lầm của mình sau khi vấp ngã, chứ ít ai san sẻ hay bảo vệ người cho mình là giỏi hơn hết. Chúng ta sẽ cô độc trong cuộc sống mà chính chúng ta đã tạo ra.

Người ngã mạn thường khinh thường người khác với tâm lý cố chấp, bảo thủ và độc đoán, cho rằng mình hơn người. Cống cao, ngã mạn, khinh người là con đẻ của sự chấp ngã thân này là thật ta và của ta.

Có nhiều người trình độ hiểu biết có hạn chế, nhưng vẫn nghĩ rằng mình hơn người khác về mọi mặt. Vì chấp ngã, tự ái nặng nề, nên họ lúc nào cũng thấy mình hay, mình giỏi hơn thiên hạ nên dễ dàng coi thường người khác. Từ chỗ thấy mình hơn do chấp vào cái tôi này mà ta đã tạo ra bao phiền muộn khổ đau cho nhiều người.

Những người kiêu căng ắt sẽ không tha thứ lỗi lầm của người khác, và càng khó để xử lý ổn các mối quan hệ quanh mình.

1.3. Gia bại do hoang phí

Tiền bạc nên chỉ là phương tiện để chúng ta thực hiện các nhu cầu cơ bản mà thôi. Việc tiêu pha hoang phí thì dù là núi tiền cũng sẽ biến mất trong phút chúc.

Vinh quang nhất của đời người đó là lao động mới quý giá đồng tiền mình làm ra nên lẽ thường những ai tiêu tiền dễ kiếm được hoặc không phải của mình lại ẩn tàng một mối họa. Không ít người trúng số đã sớm trắng tay và mất cả các mối quan hệ xung quanh.

Việc hoang phí không chỉ ảnh hưởng tới bản thân mà còn là gánh nặng cho cả gia đình, thậm chí gia sản cũng sớm tiêu tan với thói mua sắm không kế hoạch như thế.

Vì thế, nếu đang bi cuốn theo cuộc sống vật chất phù phiếm thì nhất định bạn phải tỉnh táo. Hưởng thụ nhưng phải biết chừng mực, đừng làm ảnh hưởng đến gia đình.


2. Người thành công

Hầu hết chúng ta chỉ đơn giản nghĩ, dùng người thì chỉ cần tìm nhân tài là được, những yếu tố khác căn bản không cần truy cứu. Thế nhưng, việc nhìn người vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng tới sự vinh - nhục của một quốc gia, vì thế Tăng Quốc Phiên vô cùng cẩn trọng, và ông đã đúc rút kinh nghiệm của mình để nhận định về 4 phẩm chất giúp một người thành công như sau:

2.1 Có phẩm hạnh

Tăng Quốc Phiên cho rằng, phẩm hạnh là yếu tố hàng đầu, điều này nằm ở một điểm mấu chốt: Mỗi người phải hiểu đâu là giới hạn của bản thân và không được phép vượt qua nếu không sẽ bị cuốn theo từ lỗi lầm này sang lỗi lầm khác.

Nếu những thuộc hạ có tài năng nhưng không có phẩm hạnh thì tiềm tàng rủi ro, chẳng thể trọng dụng lâu dài. Ngược lại, người ở cương vị cao mà không gìn giữ phẩm hạnh thì cấp dưới cũng khó có thể thật lòng kính nể.

Theo ông, phẩm hạnh ở tầng lớp quan viên bao gồm hai hàm nghĩa.

- Thanh liêm mới không sợ những kẻ gian tham, người đời luôn nể phục, mọi người tin tưởng.

- Thể hiện ở khí tiết: đã là người mang quan phẩm, gánh vác đại nghiệp quốc gia thì không được sợ hãi khi đối mặt với biến cố, không thể hành sự qua loa, cẩu thả khi gặp phải khó khăn. Xem thêm: Làm gì để thành công: Đây là 5 bí quyết bạn nên khắc cốt ghi tâm!

2.2 Tư duy, diễn đạt và hành sự mạch lạc

Ông đã đưa ra một nhận định: "Nếu muốn xem các làm việc thì phải dựa vào cách nói chuyện" vì người khôn mỗi khi hành sự không nên nói quá nhiều, có khi chỉ cần gói gọn trong đôi ba câu là đủ, chớ nên dùng lời lẽ để khiến vấn đề thêm rối rắm, phức tạp.

Người có tư duy "mạch lạc" là người có khả năng khái quát vấn đề sau khi đã phân tích cặn kẽ, là năng lực phân chia rõ cái chủ yếu và cái thứ yếu, đánh giá giữa cái nặng và cái nhẹ, cái khó và cái dễ, cái gì cần làm thong thả, cái gì cần tiến hành cấp bách…

Nếu một người có quan điểm không thông thì những điểm khác cũng sẽ vì vậy mà bị trì trệ, kìm hãm. Đây cũng là lý do vì sao chúng ta chỉ nên tin dùng những người có sự mạch lạc trong tư duy, trong cách diễn đạt và hành sự.

2.3 Không quan liêu

Theo Tăng Quốc Phiên dù ai có giỏi giang tới mức nào nhưng quan liêu đường quan lộc sẽ bị giới hạn, chẳng thể vượng vận.

"Quan liêu" trong quan niệm của ông là chỉ sự trịch thượng trong tác phong làm việc, là khéo đưa đẩy mưu lợi, toan tính quá nhiều, những quan lại có tác phong quan liêu thì "ắt không thể đảm nhiệm trọng trách lớn hay gánh vác đại nạn".

Ngược lại, thái độ "không quan liêu" theo cách nói của Tăng Quốc Phiên là để chỉ những người gìn giữ được sự chất phác và đặt sự chất phác lên hàng đầu.

2.4 Ít nói những lời "đao to búa lớn"

Hầu hết những người trí thức quá tự tin với vốn chữ nghĩa của mình, từ đó cho rằng mọi chuyện trong thiên hạ đều dễ giải quyết, vì vậy mà thường xuyên đưa ra những lời bàn luận sáo rỗng, thiếu chừng mực, nói những câu khiến người khác không yên lòng.

Tăng Quốc Phiên cũng chỉ rõ, kiểu người chỉ thích nói lời "đao to búa lớn" mà không có thực lực thì tuyệt đối không thể dùng. Ngược lại, những người ít nói mà dùng hành động để chứng minh mới là người đáng để trọng dụng.

(Tổng hợp)

Tác giả: Kathy

Mạng Y Tế
Nguồn: Lịch ngày tốt (https://lichngaytot.com/blog-cuoc-song/du-doan-tai-hoa-doi-nguoi-700-202241.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY