Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Du khách nước ngoài gợi ý 9 món đáng thử ở Việt Nam

Bài viết trên trang Roughguides tổng hợp các gợi ý của du khách về món ăn Việt Nam. Trong đó, cơm tấm, phở, bún chả... phổ biến từ gánh hàng rong tới các nhà hàng cao cấp.

Mì Quảng là đặc sản nổi tiếng với giá cả bình dân. Món ăn này được làm từ nhiều thành phần. Tô mì thịt đơn giản thường gồm nước lèo hầm xương, mì sợi, rau thơm, tôm, lạc rang, trứng cút... Mì sợi tạo điểm nhấn với màu vàng tươi. Đây là món nước truyền thống của Việt Nam, thường được dùng như bữa chính trong ngày.

Miền trung là điểm đến sở hữu nhiều món ăn ngon. trong đó, cao lầu là đặc sản không thể bỏ lỡ khi tới hội an (quảng nam). phần ăn đầy đặn thành phần với bánh phở dày, giá đỗ, bánh tráng nướng, rau thơm. cao lầu có vị thanh nhẹ đặc trưng. trang roughguides gợi ý thực khách nên ăn kèm salad và đậu xanh.

Những chiếc bánh xèo cỡ lớn đầy ắp tôm, thịt lợn, giá đỗ và trứng. các nguyên liệu được chiên, cuốn trong lớp vỏ bánh mỏng, ăn kèm rau xanh và nước mắm. thực khách có thể thưởng thức món ăn này ở nhiều hàng quán khắp tp.hcm. đây cũng là một trong những món ăn nhẹ hấp dẫn cho những chuyến đi dài.

Gỏi cuốn là món ăn với nhiều cách làm khác nhau từ bắc vào nam. thông thường lớp bánh tráng được dùng để gói rau thơm, thịt lợn băm hoặc tôm bên trong. ở miền nam, món ăn này có thể được biến thể gồm thịt lợn nướng dải cuốn chuối xanh và khế chua, sau đó chấm với nước sốt đậu phộng đậm đà. gỏi cuốn thường được phục vụ như món khai vị trước bữa ăn chính tại các nhà hàng việt nam.

Bánh mì là một trong những món ăn đường phố phổ biến ở Việt Nam. Chiếc bánh có nhân đầy rau xanh, pate thịt lợn. Các nhân khác bao gồm thịt bò, thịt gà, gan và đậu phụ. Bánh mì Việt Nam được trang này giới thiệu ngon đến nỗi có mặt khắp thế giới, từ London (Anh) đến New York (Mỹ).

Bún chả là đặc sản của Hà Nội. Bạn sẽ tìm thấy bún chả tại các nhà hàng và quán vỉa hè khắp thành phố. Thịt lợn được nướng trên lò than, ăn kèm đĩa bún, rau thơm và nước dùng. Món ăn này thường được dùng làm bữa chính. Phần thịt nướng hơi giống thịt viên hoặc thịt dùng trong bánh mì kẹp. Sự kết hợp của các nguyên liệu tạo hương vị hấp dẫn và riêng có cho món ăn.

Chả cá cũng là món ăn ngon và được biết đến nhiều nhất ở Hà Nội. Món ăn gồm những miếng cá được áp chảo trong bơ, thì là và hành lá. Khi thưởng thức, thực khách có thể ăn kèm bún và lạc rang. Ngoài ra, Đà Nẵng là một trong những nơi tốt nhất để thưởng thức món cá và hải sản. Thành phố này nổi tiếng với món bún chả cá.

Phở có thể ăn bất cứ lúc nào trong ngày nhưng được ưa chuộng nhất cho bữa sáng. Món ăn quốc dân này có nguồn gốc từ miền Bắc, thường bao gồm phở sợi, nước dùng, thịt bò hoặc gà, rau thơm. Trước khi thưởng thức, bạn nên vắt ít nước chanh lên trên và thêm ớt để đậm vị.

Cơm tấm là món ăn đường phố phổ biến ở TP.HCM, được làm từ những hạt gạo bể (hay còn được gọi gạo tấm). Từ những hạt gạo bể còn sót lại, người Việt đã tìm cách biến nó thành món ăn vặt đường phố nổi tiếng. Cơm tấm được phục vụ với thịt lợn nướng, hấp hay xé nhỏ, cá hoặc trứng rán. Trước khi ăn, bạn nên rưới ít nước chanh, cho thêm rau thơm, hành lá.

Theo Uyên Hoàng/Zing

Link bài gốc Lấy link

https://zingnews.vn/du-khach-nuoc-ngoai-goi-y-9-mon-dang-thu-o-viet-nam-post1195742.html

Theo Uyên Hoàng/Zing

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/du-khach-nuoc-ngoai-goi-y-9-mon-dang-thu-o-viet-nam/20210410094747149)

Tin cùng nội dung

  • Theo chân du khách và sự giao lưu văn hóa vùng miền, nhiều món ăn đặc sắc của miền Nam đã có ở phố mỏ, trong đó có bánh xèo. Bánh xèo Nam Bộ tại Quảng Ninh tuy không giữ được nguyên vẹn hương vị phương Nam nhưng vẫn khiến thực khách say lòng.
  • Thịt luộc ra phải có phần mỡ thật trong. Mỡ có màu sắc khác là không đạt yêu cầu. Khi luộc cũng phải giữ lửa sao cho không chín nhanh quá, không chậm quá.
  • Phần rau sống, chúng ta dùng bắp sú bào mỏng + hoa chuối thái mỏng, trộn với giá sống, rau húng nhủi, tía tô, rau răm, và ít xoài sống bằm nhỏ, hoặc táo xanh thái sợi (ngâm dấm) nếu không có xoài xanh.
  • Bánh tráng thấm nước cuốn với xà lách+ rau thơm + bún, cuốn tới phân nửa bánh tráng rồi xắp thịt heo + tôm cuốn tiếp - Lập lại như trên cho đến hết.
  • Bột gạo, đường, muối, bột ngọt trộn chung, rồi đổ từ từ nước vào hòa tan. Xong cho màu vàng hay cari bột sào với dầu vào bột hòa tan. Kế tiếp cho dừa khô vào hỗn hợp với bột, xong để khoảng 30 phút.
  • Mùa hè oi bức, khiến nhiều người chán ngấy với các loại đồ chiên, đồ xào, họ tìm đến các loại rau quả khoái khẩu, để bổ sung năng lượng. Nhưng không phải loại rau nào cũng nên ăn nhiều vào mùa hè.
  • Treo bánh nơi mát và thoáng gió sẽ giúp bánh được khô se phần mặt, vừa đảm bảo vệ sinh, vừa giữ được lâu.
  • Mùa hè đến, thời tiết nắng nóng, làm cơ thể chúng ta mệt mỏi, rã rời, sức đề kháng giảm sút, nên rất dễ bị cảm nắng, say nắng nóng, vân vân.
  • Khí trời nóng bức của mùa hè ảnh hưởng đến sức khỏe con người, với các chứng thường gặp: khô khát, mồ hôi ra nhiều, hay giận dữ. Sau đây là cách chế biến thức ăn, nước uống phù hợp với dưỡng sinh mùa hè.
  • Rau sống thường là các loại rau thơm gia vị như: xà lách, rau muống, cải xanh, rau đắng, cải cúc, rau má, rau thơm gia vị (húng, tía tô, húng quế…).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY