Luật (hiện vẫn chỉ là bản dự thảo) sẽ có hiệu lực từ năm 2021 nếu được Quốc hội cùng một số bộ ngành thông qua. Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Ouk Kimlekh khẳng định: “Tốt nhất không nên mặc thứ gì cao hơn giữa bắp đùi. Đây không chỉ là vấn đề trật tự xã hội mà còn liên quan đến truyền thống, phong tục”.
Đầu năm nay, một phụ nữ đã nhận mức án 6 tháng tù giam với cáo buộc Khi*u d*m và phơi bày cơ thể thiếu đứng đắn vì mặc trang phục lộ liễu lúc bán quần áo, mỹ phẩm trên Facebook. Trước đó Thủ tướng Hun Sen lên tiếng yêu cầu giới chức trách xử lý tình trạng dùng phong cách khêu gợi để bán hàng – hành vi mà ông đánh giá làm vấy bẩn văn hóa Campuchia và khuyến khích lạm dụng T*nh d*c.
Các nhóm nhân quyền chỉ trích luật mới làm tăng nguy cơ phụ nữ bị tấn công hoặc quấy rối T*nh d*c do thúc đẩy tâm lý đổ lỗi. Theo Phó giám đốc Tổ chức Ân xá quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương Ming Yu Hah: “Trừng phạt phụ nữ chỉ bởi trang phục họ lựa chọn góp phần củng cố cho quan niệm phụ nữ phải chịu trách nhiệm cho bạo lực T*nh d*c chính họ hứng chịu, qua đó góp phần khiến thứ văn hóa bất công phát triển”.
Nhiều người Campuchia đến nay vẫn tin rằng phụ nữ phải biết phục tùng và im lặng. Đây là di sản của Chbap Srey – bộ quy tắc ứng xử mà Liên hợp quốc đánh giá là “gốc rễ cho vị trí bất lợi của phụ nữ” cần bị loại bỏ hoàn toàn khỏi trường học.
Chbap Srey tồn tại qua hàng thế kỷ và luôn nằm trong chương trình giáo dục Campuchia cho đến năm 2007.