Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Đưa trang phục truyền thống vào trường học

Thầy giáo, cô giáo và học sinh DTTS mặc trang phục truyền thống đến trường đã trở thành hình ảnh quen thuộc tại tất cả các cấp học ở huyện miền núi Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh). Đây là cách làm riêng có của ngành giáo dục huyện Bình Liêu nhằm giáo dục cho học sinh yêu và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Gìn giữ nghệ thuật thêu hoa văn trên trang phục truyền thống người Mông Hoa

Ngắm trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu của các dân tộc Việt Nam

Đã thành thông lệ, tuần đầu tiên của tháng và các ngày thứ 2, thứ 6 các tuần còn lại, giáo viên và học sinh ở tất cả các cấp học huyện miền núi bình liêu mặc trang phục truyền thống đến trường. đây là địa phương có tới 96% dân tộc thiểu số sinh sống, phần lớn là người tày, dao, sán chỉ. cô lục thanh thùy, giáo viên người tày trường tiểu học húc động cho biết lớp cô phụ trách phần lớn là người sán chỉ với áo màu xanh dương, váy chùm màu đen xen lẫn với các bộ trang phục rực rỡ của người dao đã tạo hứng thú, truyền thêm năng lượng tích cực để giáo viên dạy học.

Cô Thùy nói: "Những ngày giáo viên mặc thì học sinh cũng mặc. Tôi cảm thấy vui và rất tự hào và đây cũng là cách quảng bá hình ảnh của dân tộc và là ngôn ngữ thứ 2 để tuyên truyền giáo dục các em về bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn huyện Bình Liêu."

Năm học 2015-2016, ngành giáo dục huyện Bình Liêu yêu cầu giáo viên và học sinh mặc trang phục dân tộc đi học vào tuần đầu tiên của tháng và các ngày thứ 2, thứ 6 các tuần còn lại.

Mặc trang phục dân tộc thiểu số đi học được ngành giáo dục huyện bình liêu quy định từ năm học 2015-2016. trước đó, việc này được nhen nhóm từ trường tiểu học, trung học cơ sở hoành mô và trường phổ thông dân tộc bán trú đồng văn. thời điểm này, người dân nhất là lớp trẻ đã thay đổi thói quen và thường mặc quần áo phổ thông đi học. quần áo truyền thống chỉ mặc trong các dịp lễ, tết, ngày hội nhưng cũng được cách tân với nhiều chủng loại được bày bán trên thị trường. hơn nữa, trang phục truyền thống dân tộc được làm rất công phu, tỉ mỉ với nhiều họa tiết hoa văn cầu kỳ, có khi mất nhiều tháng trời mới hoàn thành. mỗi bộ cũng khá đắt đỏ từ vài trăm đến tiền triệu, vượt cao so với thu nhập của người dân huyện miền núi đã gây nhiều cản trở thực hiện chủ trương.

Ông tô đình hiệu, phó giám đốc trung tâm truyền thông huyện bình liêu, một trong những người tham gia hiện thực ý tưởng này cho biết: "vào thời điểm đó mọi người khá e dè vì đã quen với việc mặc trang phục phổ thông và cho rằng việc mặc trang phục truyền thống mất thời gian. sau đó được tuyên truyền vận động thì phụ huynh ủng hộ vì thấy rằng việc mặc trang phục dân tộc đi học vừa đẹp,vừa nâng cao giá trị dân tộc và bản thân. hơn nữa trong gia đình các dân tộc trên địa bàn huyện thì đều có trang phục truyền thống chỉ có học sinh là không có. lúc đó thì những người mẹ, người chị đã làm cho con, em mình."

Giáo viên và học sinh trường tiểu học Húc Động, huyện Bình Liêu

Gần 10 năm thực hiện, việc mặc trang phục truyền thống dân tộc thiểu số đến trường đã vào nề nếp, trở thành nét đẹp văn hóa. điều này giúp lớp trẻ có ý thức tìm hiểu và yêu những bộ trang phục dân tộc mình. hội thi người trình diễn trang phục dân tộc đẹp nhất lần đầu tiên được huyện bình liêu tổ chức mới đây đã thu hút phần lớn học sinh tham gia trình diễn và thể hiện hiểu biết về văn hóa trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Mặc trang phục truyền thống dân tộc thiểu số không chỉ dừng lại ở các trường học mà lan tỏa đến đông đảo cán bộ, công nhân viên chức và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện. đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những sắc phục dân tộc nhiều màu sắc, lạ mắt, khiến du khách nhìn không rời mắt. bà nguyễn thị tuyết hạnh- dân tộc tày, chủ tịch ubnd huyện bình liêu cho biết để thuận lợi cho công việc, trang phục người tày cũng được cách tân bằng vải mềm mại nhưng vẫn giữ được cốt cách trang phục cổ truyền nên được hưởng ứng mặc nhiều ngày trong tuần.

Trẻ em người Dao Thanh Y biểu diễn trang phục truyền thống.

Bà Hạnh cho biết: "Đây là nét đẹp văn hóa mà chúng tôi rất trân trọng, giữ gìn để bảo tồn phát huy, phát triển các giá trị văn hóa trên địa bàn và coi đây là nguồn năng lực nội sinh để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhất là phát triển du lịch."

Trang phục truyền thống là thành tố không thể thiếu để nhận diện một dân tộc bên cạnh chữ viết, tiếng nói và phong tục tập quán. các bộ trang phục truyền thống dù cầu kỳ họa tiết với màu sắc rực rỡ như người dao, hay đơn giản, mộc mạc như áo chàm người tày, áo váy người sán chỉ đều chứa đựng những câu chuyện văn hóa, lịch sử riêng.

Anh Tô Đình Hiệu, Phó giám đốc Trung tâm truyền thông huyện Bình Liêu và con gái

Học sinh tham gia trình diễn trang phục truyền thống của cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bình Liêu.

Việc mặc trang phục truyền thống dân tộc thiểu số đến trường, công sở là nỗ lực rất lớn để giữ gìn và quảng bá hình ảnh về văn hóa, đất và người vùng cao bình liêu. đây cũng là cách làm nhân văn để nhắc nhớ các thế hệ học sinh về tình yêu quê hương đất nước bắt đầu từ việc yêu trang phục truyền thống dân tộc mình.

Trường Tiểu học Sơn Đông tri ân các thế hệ nhà giáo và ra mắt ca khúc truyền thống

Tháng 11 lại về trong không khí hân hoan của cả nước chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022). Trường Tiểu học Sơn Đông, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch trang trọng tổ chức gặp mặt tri ân các thế hệ cán bộ quản lý, giáo viên và ra mắt ca khúc truyền thống “Tự hào mái trường quê hương”.

Truyền thông Thái Lan nêu bật tầm quan trọng chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ngày 13/11, trang ThaiPBSWorld (Thái Lan) đã có bài viết nêu bật tầm quan trọng của chuyến thăm chính thức Thái Lan sắp tới của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, khẳng định chuyến thăm đánh dấu một cột mốc mới trong quan hệ đối tác chiến lược tăng cường giữa hai nước hiện nay, nâng cấp từ mối quan hệ đối tác chiến lược thiết lập năm 2013.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dua-trang-phuc-truyen-thong-vao-truong-hoc-708824.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY