Bạn nên biết hôm nay

Dùng bromazepam trị mất ngủ, lưu ý gì?

Tôi năm nay 53 tuổi. Thời gian gần đây tôi hay bị mất ngủ, đã dùng các loại thảo dược như củ bình vôi, tâm sen... nhưng không hiệu quả mấy.
Có người mách tôi nên dùng Thu*c bromazepam vì họ dùng Thu*c này thấy có kết quả tốt. Mong bác sĩ tư vấn cho tôi có nên dùng Thu*c bromazepam không, nếu dùng cần lưu ý gì? Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ!

Nguyễn Thị Liên (Bắc Giang)

Bromazepam hay còn có tên khác là lexomil, bromalex... là một Thu*c bình thần nhóm benzodiazepin, Thu*c tác dụng chống lo âu, giãn cơ nhẹ, gây ngủ và tạo ra giấc ngủ rất giống với giấc ngủ tự nhiên, nhưng lại dễ gây quen Thu*c và phụ thuộc Thu*c nếu bị lạm dụng.

Có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ và mỗi nguyên nhân gây mất ngủ lại có một cách chữa riêng. Với những người mất ngủ ngắn (dưới 1 tuần) thì chữa trị sẽ không quá khó khăn. Còn với những người có tình trạng mất ngủ kéo dài trên 2 tuần việc điều trị sẽ phức tạp hơn.

Ở vào tuổi của chị, nguyên nhân mất ngủ kéo dài có rất nhiều, nhưng hai nguyên nhân phổ biến nhất là trầm cảm và lo âu lan tỏa. Hai rối loạn này có thể đi cùng với nhau hoặc xuất hiện riêng biệt. Cả hai rối loạn này đều gây mất ngủ kéo dài, nhưng chúng vẫn có những điểm khác biệt rất rõ ràng. Ví dụ nếu chị khó vào giấc ngủ (nằm mãi mới ngủ được), khó giữ giấc ngủ (hay thức giấc) hoặc dậy sớm (tầm 2-3 giờ sáng đã dậy và không ngủ lại được), sáng ngủ dậy rất mệt mỏi, chán ăn, sút cân, chán nản, buồn vô cớ, hay cáu, muốn ch*t quách cho xong, có những cơn bốc hỏa... thì đó là các triệu chứng của trầm cảm. Còn nếu chị chỉ khó vào giấc ngủ (nhưng khi đã ngủ rồi thì không bị thức giấc và không bị thức dậy sớm), lo lắng quá mức, run tay, ra mồ hôi lòng bàn tay, bàn chân, khó thư giãn, luôn căng cơ, đánh trống ngực, có cảm giác hòn ở cổ, đầy bụng... thì đó là các triệu chứng của lo âu lan tỏa.

Ngay cả với hai bệnh trên, người ta phải điều trị bằng Thu*c chống trầm cảm kết hợp với Thu*c an thần liều thấp. Nếu có sử dụng bromazepam thì họ chỉ coi đây là Thu*c hỗ trợ điều trị trong thời gian đầu dùng Thu*c, nghĩa là dùng kèm bromazepam với hai loại Thu*c trên (Thu*c chống trầm cảm và Thu*c an thần), trong một thời gian ngắn và với liều rất thấp để tránh gây quen Thu*c.

Như vậy, nếu chỉ dùng một mình bromazepam để điều trị mất ngủ kéo dài là sai. Tôi khuyên chị nên đi khám ở bác sĩ tâm thần để biết nguyên nhân mất ngủ và được điều trị đúng. Chúc chị may mắn!

PGS.TS. Bùi Quang Huy (Chủ nhiệm khoa Tâm thần, BV Quân y 103)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/dung-bromazepam-tri-mat-ngu-luu-y-gi-n144175.html)
Từ khóa: lưu ý

Chủ đề liên quan:

lưu ý mất ngủ trị mất ngủ

Tin cùng nội dung

  • Xuất tinh sớm là nỗi lo lắng mặc cảm của các quý ông. Ai cũng muốn chứng tỏ khả năng sức mạnh nam tính của mình, nhưng việc xuất tinh sớm đã đánh đổ hoàn toàn phong độ của họ.
  • Ông cháu hay bị trướng bụng, mệt mỏi, táo bón liên tục dù đã được ăn với chế độ nhiều rau xanh, mẹ cũng đã thêm khoai lang vào bữa ăn của ông nhưng tình trạng vẫn không cải thiện.
  • Bệnh viêm đại tràng mãn tính là bệnh rất hay gặp ở nước ta, bệnh xuất hiện sau nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh vật ở ruột.
  • Bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP có dễ lây không? Em cần lưu ý gì để hạn chế lây cho người thân?
  • Mới đây đi khám, siêu âm, xét nghiệm máu và nội soi thì bác sĩ kết luận em bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP. Bệnh này có dễ lây cho người nhà?.
  • Cây sản đắng còn có tên khác là thanh ngâm, mật cá, thằm ngăm đất, cỏ mật đất còn, Người Thái gọi là co kham đin. Tên khoa học là Picria terrae Lour, thuộc họ hoa mõm sói (Scrophulariaeae). Là loài cây thân cỏ, sống hằng năm cao khoảng 20cm.
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Cây xấu hổ tên khác là cỏ thẹn, cỏ trinh nữ, cây mắc cỡ, hàm tu thảo (tên Thu*c trong y học cổ truyền) là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rủ xuống nên có tên gọi như trên.
  • Mất ngủ được coi là tình trạng rối loạn giấc ngủ, thường gặp ở người già hoặc người làm việc trí óc căng thẳng. Người bị mất ngủ khó rơi vào giấc ngủ hoặc không duy trì được giấc ngủ dài như mong muốn, kèm theo đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, lo lắng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, người già thường dễ bị mất ngủ hơn.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY