Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Đừng căng thẳng với người Vĩnh Phúc giữa dịch COVID-19

MangYTe – Chuyên gia cho rằng, việc kiểm soát, tự cách ly y tế là tốt nhưng tại “tâm dịch” Sơn Lôi, cơ quan chuyên ngành và chức năng đang kiểm soát rất tốt nguồn lây bệnh nên người dân không nên tạo căng thẳng với những người đến từ Vĩnh Phúc.

Liên quan đến những công dân Vĩnh Phúc bị cách ly, kiểm soát khi đến địa phương khác, tối ngày 17/2, trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục YTDP, cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, việc kiểm soát công dân ra vào địa phương là rất tốt. Tuy nhiên, cứ quan niệm công dân đến từ Vĩnh Phúc là buộc phải cách ly, buộc phải nằm trong vòng kiểm soát là không đúng.

PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, vừa qua, việc tổ chức ra vào có kiểm soát với người dân xã Sơn Lôi là để phòng, chống dịch lây lan ra cộng đồng, chứ không phải là "cách ly" toàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Tấm biển thông báo về khu vực cách ly của 3 mẹ con chị H đến từ Vĩnh Phúc, tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Tiến Đạt.

"Vĩnh Phúc cũng giống như bao địa phương khác, mọi hoạt động thường nhật vẫn diễn ra bình thường. Tôi cho rằng, trong lúc này, việc đo nhiệt độ và đo thân nhiệt là việc của toàn dân, nhất là những người có triệu chứng sốt, ho, khó thở đều phải được khám và chẩn đoán, chứ không riêng người Vĩnh Phúc", PGS.TS Trần Đắc Phu nói.

Theo chuyên gia của Bộ Y tế, có thông tin nhiều người không dám đi xe Vĩnh Phúc hoặc không dám đi qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là những suy nghĩ không đúng, bởi hiện nay, trên Vĩnh Phúc, kể cả là huyện Bình Xuyên, mọi người cần hiểu về đường lây của bệnh, nguồn bệnh và chỉ có một số ca có khả năng lây truyền nhưng nguồn bệnh này đã và đang được cách ly, kiểm soát rất tốt. Khi đã được cách ly, kiểm soát thì lây bệnh đi đâu, bởi có nguồn bệnh thì mới lây được.

PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, người dân không nên kỳ thị hay tạo sự với công dân đến từ Vĩnh Phúc.

PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh: "Nguồn lây chỉ một vài ca mà rất tập trung và phải có sự tiếp xúc gần thì mới có thể lây bệnh và đến bây giờ, chưa hề phát hiện thêm ca nhiễm mới nào".

"Hiện nay, xã Sơn Lôi đang bị hạn chế ra vào, chứ không phải là "ngăn sông cấm chợ" như nhiều người đang tưởng tượng. Hơn nữa, những người ra vào trong khu vực xã Sơn Lôi đều được kiểm tra thân nhiệt rất cẩn thận. Ngoài ra, người dân cũng được vận động hạn chế đi lại, còn những người đi ra ngoài hay rời khỏi địa phương cũng đều được yêu cầu theo dõi sức khỏe", PGS.TS Trần Đắc Phu cho hay.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, người dân cần hiểu rằng, những người thuộc nhóm buộc cách ly y tế để theo dõi, nếu tự ý rời khỏi khu cách ly thì lực lượng chức năng thực hiện theo quy định và sẽ tổ chức cưỡng chế người nghi nhiễm hoặc đã nhiễm bệnh trở lại khu cách ly.

Nguồn lây bệnh tại xã Sơn Lôi (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) đang được phong tỏa và kiểm soát rất tốt.

PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh: "Tại Vĩnh Phúc nói chung và xã Sơn Lôi nói riêng, mọi hoạt động diễn ra rất bình thường, lực lượng chức năng và cơ quan chuyên ngành chỉ hạn chế ra vào để kiểm soát được dịch bệnh. Vì vậy, người dân không nên kỳ thị hay tạo sự với công dân đến từ Vĩnh Phúc. Đặc biệt là tình hình dịch tại Sơn Lôi hiện đang được kiểm soát rất tốt, không phát hiện ca lây lan mới, đó là tín hiệu rất tốt mà người dân không phải lo ngại".

Trước đó, ngày 15/2, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) đã cách ly 3 mẹ con do là công dân đến từ tỉnh Vĩnh Phúc.

Được biết, sau khi nhận thông tin, địa phương đã báo cáo cấp trên và thành lập Tổ phản ứng nhanh đến để đo thân nhiệt, thực hiện theo dõi cách ly 3 trường hợp trên tại gia đình nơi mẹ con chị H lưu trú và những người đã tiếp xúc với chị H.

Mặc dù chị H chứng minh, bản thân không đến từ huyện Bình Xuyên và xin được quay trở lại Vĩnh Phúc nhưng không được đồng ý. Đến đêm 14/2, chị H cùng 2 con rời khỏi khu vực cách ly và đi khỏi địa phương.

Đồ họa: Hoàng Việt

Bảo Loan

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/dung-cang-thang-voi-nguoi-vinh-phuc-giua-dich-covid-19-20200218001717589.htm)

Tin cùng nội dung

  • Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại Trung tâm Y tế Đại học Columbia, NewYork (Mỹ) cho thấy...
  • Bạn đã bao giờ nhận thấy sự thay đổi sau một thời gian suy nghĩ hoặc trước khi làm việc trong môi trường áp lực công việc cao?
  • Căng thẳng trong công việc, cuộc sống nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự bài tiết và sức khỏe cơ thể.
  • Có những cơn dư chấn về mặt tâm lý dẫn đến trầm cảm hay lo âu khiến cho nhiều người có ý định Tu tu.
  • Các cụ vẫn có câu: Cáu giận hại tâm, buồn bực hại gan… từ xưa người ta đã biết những stress, cáu giận, lo lắng, buồn phiền đều hại tâm, hại tim, hại gan, hại thận cả.
  • Thời tiết âm u, ít vận động cũng như hạn chế ăn các thực phẩm nhiều vitamin khiến cơ thể giảm sức đề kháng.
  • Tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ đẩy nhanh quá trình co rút của các đoạn telomere (mũ bảo vệ ở 2 đầu nhiễm sắc thể), từ đó rút ngắn tuổi thọ của tế bào.
  • Những thực phẩm chứa nguồn vitamin dồi dào này sẽ giúp bạn xóa tan mọi mệt mỏi và căng thẳng.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tránh một chiếc xe chạy quá tốc độ. Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY