Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Dùng thảo dược trị ho cho trẻ nhỏ có thực sự an toàn

Ho là triệu chứng bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Nhiều trẻ thậm chí phải sử dụng Thu*c ho mỗi tháng. Do đó, tính an toàn của Thu*c ho cần được các bậc cha mẹ cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng cho trẻ.

Mặc dù trị ho được ưu tiên sử dụng hơn các loại Thu*c ho hóa dược nhưng không phải 100% đều an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sau đây là một số lưu ý giúp cha mẹ sử dụng trị ho cho bé hiệu quả và an toàn.

Không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi

Mật ong mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải lúc nào cũng là thực phẩm an toàn, đặc biệt là với (dưới 1 tuổi). Đối với trẻ dưới 1 tuổi, do hệ tiêu hóa của bé chưa được hoàn thiện một cách đầy đủ cho nên mật ong có thể gây ngộ độc botulism – độc tố của vi khuẩn clostridium botulinum. Trường hợp này ít xảy ra nhưng nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể gây Tu vong cho trẻ.

Khoảng 5% nguồn mật ong trên thị trường chứa các bào tử vi khuẩn gây ngộ độc. Khi xâm nhập vào bụng trẻ bào tử sẽ phát triển và sản xuất độc tố toxin, dẫn đến các triệu chứng ngộ độc hoặc có thể là những bệnh lý trầm trọng. Với người lớn hoặc trẻ lớn, do sức đề kháng của cơ thể cao nên ít khi bị nặng, dấu hiệu ngộ độc thường nhẹ nên có thể không phát hiện mật ong có chứa nguồn độc tố. Trong khi đó, trẻ sơ sinh bị ngộ độc từ mật ong có thể sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe trong những năm đầu đời và kéo dài về sau.

Một số loại tinh dầu thảo dược chống chỉ định cho trẻ dưới 2 tuổi

Tinh dầu thảo dược cũng thường được sử dụng để massage, tắm hoặc trị ho, cảm cúm cho trẻ em. Trong đó các tinh dầu hay được sử dụng là tinh dầu bạc hà, khuynh diệp, quế, tràm, long não, hương nhu, thông, menthol. Tinh dầu bạc hà nếu được bôi trực tiếp vào mũi hay nhỏ vào họng trẻ nhỏ có thể gây ức chế hô hấp và tuần hoàn dẫn đến ngừng thở và ngừng tim. Đã có những trường hợp trẻ phải cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu, tim và phổi gần như ngừng hoạt động do sử dụng tinh dầu trị ho, cảm.

Một số chế phẩm Thu*c ho chứa tinh dầu bạc hà cũng nên được thận trọng khi sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi. Thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược hỗ trợ điều trị ho không nên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.

Đa số thực phẩm chức năng mặc dù có nguồn gốc là thảo dược tương tự với Thu*c ho thảo dược nhưng được khuyến cáo không sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi do chưa có nghiên cứu lâm sàng chứng minh.

Vì vậy cha mẹ cần lưu ý phân biệt Thu*c ho thảo dược và thực phẩm chức năng để có lựa chọn đúng cho trẻ. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy – Trưởng bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nôi – Phó trưởng khoa Miễn dịch dị ứng, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết: “Tiêu chí khác biệt giữa Thu*c ho thảo dược và thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ho ở chỗ:

Thu*c ho thảo dược thường ở dạng si rô, dạng gói liquid… Sản phẩm phải được công bố trên nhãn là Thu*c điều trị, kiểm nghiệm tác dụng điều trị ho, có kiểm nghiệm lâm sàng trên chính sản phẩm và phải được dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có chỉ định rõ ràng, liều dùng và cách dùng.

Còn thực phẩm chức năng thường có khuyến cáo không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi vì chưa có nghiên cứu.”

Để trị ho cho bé hiệu quả, cha mẹ nên chú ý tìm ra căn nguyên gây ho cho trẻ. Trong trường hợp bé có dấu hiệu bệnh nặng, cần đưa bé tới bác sĩ để được thăm khám kịp thời. Khi điều trị ho cho bé bằng thảo dược cần cân nhắc loại Thu*c ho thảo dược được phép dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/dung-thao-duoc-tri-ho-cho-tre-nho-co-thuc-su-an-toan-n150442.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Thân rễ của cây này có các củ bện xoắn như con ốc, bám chi chít vào rễ trụ nom giống đàn con bám vào vú mẹ, nên được gọi là Bối mẫu. Chính phần này được sử dụng làm Thu*c. Do được trồng ở Tứ Xuyên nên vị này được gọi là Xuyên bối mẫu.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Virus hợp bào hô hấp RSV là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với khả năng lây lan rất mạnh
  • Nhiễm trùng đường tiểu là loại nhiễm trùng rất thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể dẫn đến các vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY