Làm đẹp hôm nay

Ta thường nói cái này đẹp, cái kia xấu; đọc bài văn khen hay, nhìn bức tranh khen khéo, nghe đàn mà cảm động, xúc cảnh mà hứng hoài. Bấy nhiêu thứ đều gợi ra trong tâm tình ta một cái cảm riêng, nhà tâm lý gọi là “mỹ cảm”

Đừng thờ ơ với những dấu hiệu của bệnh hoang tưởng

Hoang tưởng hay còn gọi là hoang tưởng ảo giác, là một dạng triệu chứng của bệnh thần kinh phân liệt. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả khó lường.

Dưới đây là những dấu hiệu để chúng ta nhận biết bệnh hoang tưởng từ người thân và những người xung quanh:

Ảo giác

Bệnh nhân bị chứng áo giác thường nhìn vật A thành B, nhìn người thân thành mãnh thú. Một số trường hợp bệnh nhân cho rằng minh có thể nhìn thấy những vật thể lạ như linh hồn, thần thánh, ma quỷ.

Ảnh minh họa

Bệnh nhân hoang tưởng thường mất trí nhớ

Một số bệnh nhân hoang tưởng dạng nặng sẽ có hiện tượng mất trí nhớ. Họ không còn khả năng nhớ được bản thân mình là ai, ở đâu mà như thế nào. Họ hành động như một người vô hồn, không có cảm giác, cảm xúc như một con người.

Bệnh nhân hoang tưởng nghĩ rằng có một ai đó đang điều khiển mình

Bệnh nhân thường nghe được tiếng la hét, điều khiển phải làm cái này, phải làm cái kia. Nhưng thật chất, không một ai sai khiến bệnh nhân cả. Đó chính là sự ảo tưởng về âm thanh.

Bệnh nhân hoang tưởng không tự chủ được bản thân, không tự chủ được những âm thanh xung quanh, hay chính là những lời nói xung quanh của mọi người được truyền tải vào trong bộ não của bệnh nhân bị sai lệch.

Bệnh nhân hoang tưởng luôn kích động

Những bệnh nhân hoang tưởng thường tỏ ra hung hăng, giận dữ với mọi người xung quanh. Có những trường hợp chỉ hung hăng giận giữ với những nười thân, bình thờng với những người xa lạ và ngược lại.

Bệnh nhân thường phá phách tất cả mọi thứ đồ đạt trong nhà mà không hề có chủ đích.

Bệnh nhân hoang tưởng thích đi lang thang

Mỗi khi bệnh trở nặng, bệnh nhân chỉ muốn đi lang thang. Có người chỉ đi, có người vừa đi vừa nói chuyện một mình, nói cười rồi lại khóc. Những bệnh nhân hung tợn hơn có thể vừa đi vừa phá phách, chử bới, la hét, hoặc như đang mắng trách ai đó.

Một số trường hợp bệnh nhân hoang tưởng lại tự kỷ

Những bệnh nhân hoang tưởng đôi khi lại tự kỷ nhốt mình trong phòng. Họ không muốn tiếp xúc với ai, tự trách bản thân. Đã có những bệnh nhân hoang tưởng tự cắt hết quần áo, tóc tai rôi cào cấu bản thân đến rách da, chảy máu.

Ảnh minh họa

Một số lưu ý khi điều trị bệnh hoang tưởng cho người thân

- Tránh gán ghép những tên xấu cho người bệnh như: khùng, điên, tâm thần… Hoặc chuyển tên xấu thành những tên có sự phân biệt đối xử giữa người bệnh và người bình thường.

- Trái nhại lại hoặc lập lại những điểm khác biệt, hay những biểu hiện của người bị hoang tưởng như lời nói, hành động.

- Tránh kỳ thị, phân biệt đối xử với người bệnh hoang tưởng.

- Về điều trị, hiện nay có nhiều thuốc tốt và ít tác dụng phụ để chữa bệnh này. Việc điều trị khỏi bệnh hoàn toàn chỉ đạt 5-7% số ca mắc bệnh. Một tỷ lệ lên đến 93-95% bệnh nhân còn lại gần như mắc bệnh suốt đời, nhưng trong số này nếu bệnh nhân được điều trị tốt thì 60-70% sống gần như bình thường, không ai biết họ có bệnh. Yếu tố để bệnh nhân ổn định bệnh tốt nhất là chính người bệnh nhận thức được bệnh của mình.

- Ngoài điều trị bằng thuốc, yếu tố gia đình rất quan trọng trong việc chăm sóc, nhắc nhở bệnh nhân tự giác uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tái khám đúng hẹn. Bệnh nhân có thể làm việc nhưng không được làm việc nặng nhọc, thức đêm. Không uống rượu, bia, hút thuốc lá. Với trà, cà phê có thể dùng chừng mực.

Trúc Đào

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/lam-dep/dung-tho-o-voi-nhung-dau-hieu-cua-benh-hoang-tuong-23502/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY