An toàn thực phẩm hôm nay

Dược liệu nuôi trồng thế nào được gọi là sạch, đạt chuẩn?

Để ngăn chặn nhiều loại cây dược liệu khỏi nguy cơ tuyệt chủng đồng thời bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu quý, đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng tăng hiện nay, Viện Dược liệu triển khai các vùng trồng dược liệu. Từ năm 1988, Viện Dược liệu được giao nhiệm vụ đầu mối trong việc bảo tồn nguồn gen và giống cây Thu*c ở Việt Nam.
Bà Hoàng Thị Thu Hương, cán bộ điều phối của BioTrade bên vườn dược liệu sạch

Từ đó đến nay đã bảo tồn và lưu giữ được gần 1.000 loài cây dược liệu ở các vùng sinh thái khác nhau và hiện có 1531 nguồn gen được bảo tồn. Viện Dược liệu còn phối hợp với các đơn vị triển khai bảo tồn tại chỗ.

Theo bà Huyền, trong nuôi trồng dược liệu, để đảm bảo nguồn dược liệu chất lượng thì việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế là xu hướng chung và tất yếu. Phổ biến nhất tại Việt Nam là tiêu chuẩn GACP-WHO (Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây dược liệu của Tổ chức Y tế Thế giới) và tiêu chuẩn BioTrade của châu Âu. Từ năm 2013, Viện Dược liệu đã hợp tác cùng dự án BioTrade do tổ chức HELVETAS của Thụy Sĩ thực hiện với sự tài trợ của Liên minh châu Âu.

Bà Hoàng Thị Thu Hương, cán bộ điều phối của BioTrade cho biết: sạch là tiêu chuẩn đầu tiên để cây dược liệu có thể làm Thu*c. Sạch tức là yêu cầu giống sạch, nước sạch, đất sạch, quá trình canh tác sạch, thu hái sạch, đến nhà máy đạt tiêu chuẩn và đến tay người tiêu dùng thì sản phẩm mới đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.

Theo bà Hương, mục đích của dự án BioTrade là hỗ trợ phát triển các vùng nguyên liệu dược liệu sạch, an toàn, bền vững. Dự kiến sẽ có 50 chuỗi giá trị dược liệu được phát triển, tạo ra các sản phẩm Thu*c và sản phẩm bảo vệ sức khỏe chất lượng cao, giúp người tiêu dùng có thêm lựa chọn.

Cụ thể, dự án cùng các doanh nghiệp dược tổ chức cho người nông dân tại các vùng trồng dược liệu được tập huấn về kĩ thuật, hỗ trợ về giống, vật tư cũng như được bao tiêu sản phẩm khi kí kết hợp đồng cung cấp với doanh nghiệp. Thu nhập của người dân từ trồng dược liệu cao hơn gấp 3-4 lần trồng ngô, lúa nên người nông dân được cải thiện sinh kế, ổn định đời sống. Điều này cũng giúp họ ý thức hơn trong việc bảo tồn nguồn tài nguyên để duy trì thu nhập.

Về phía các doanh nghiệp, khi tham gia vào dự án BioTrade, thay vì phải nhập dược liệu với nguồn cung và chất lượng không đảm bảo, doanh nghiệp đã xây dựng được vùng nguyên liệu riêng ổn định cả về sản lượng lẫn chất lượng. Thêm vào đó, dự án cũng hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường, truyền thông nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về Thu*c đông dược thuần Việt, sạch và chuẩn hóa cũng như hỗ trợ xuất khẩu, đảm bảo đầu ra cho sản xuất.

“Việc kết nối các đơn vị tham gia cũng như tập hợp những công ty của dự án sẽ góp phần bảo tồn được nguồn gen quý hiếm cũng như tạo ra những nguồn giống ban đầu, chuẩn hóa quy trình nhân giống, trồng trọt, tạo tiền đề để nhân rộng mô hình này. Việc trồng và thương mại hóa được nguồn nguyên liệu phục vụ nhu cầu làm Thu*c cũng sẽ giảm tải việc thu hái tự nhiên. Đó là hướng đi tốt và hợp lý để tiếp tục bảo tồn và phát triển bền vững nguồn gen quý hiếm của quốc gia” - TS Huyền cho hay.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/duoc-lieu-nuoi-trong-the-nao-duoc-goi-la-sach-dat-chuan)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY