Sự chuẩn bị và dấu hiệu mang thai hôm nay

Sự chuẩn bị và dấu hiệu mang thai

Em bé ống nghiệm đầu tiên lớn lên trong sự quấy rối, 40 năm sau vẫn bị dọa giết

Khi em bé này được bố mẹ đưa về nhà, hàng trăm phóng viên và người hiếu kì đã vây kín lối đi. Đặc biệt, trong đó có cả chồng của em bé này trong tương lai.

Xem video: Quá trình thụ tinh trong ống nghiệm

To view this video please enable JavaScript, and consider upgrading to a web browser that supports HTML5 video

Thụ tinh trong ống nghiệm (ivf) là một trong những biện pháp hỗ trợ sinh sản hiệu quả được nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn lựa chọn. ngày nay, một đứa trẻ chào đời bằng phương pháp này không có gì kỳ lạ so với những em bé thông thường. vậy nhưng, cách đây 40 năm, khi đứa trẻ trong ống nghiệm đầu tiên trên thế giới chào đời, phản ứng của mọi người là điều không tưởng.

Ngày 25/7/1978, louise brown cất tiếng khóc chào đời, đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong lịch sử y học sinh sản. cô chính là em bé đầu tiên đến với thế giới nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

Em bé đầu tiên chào đời bằng phương pháp IVF tên Lesley Joy Brown (sống tại Bristol, Anh).

Bố mẹ của cô, ông John và bà Lesley Brown (sống tại Bristol, Anh) đã cố gắng thụ thai suốt 9 năm nhưng không thành. Sau đó, họ đã gặp bác sĩ bác sĩ sản khoa Oldham Dr Patrick Steptoe và đối tác nghiên cứu của ông, nhà S*nh l* học tiến sĩ Robert Edwards, vào năm 1977.

Steptoe và Edwards cùng với một nữ trợ lý tên Jean Purdy đã thành công trong việc nuôi phôi và cấy vào cơ thể bà Lesley. 9 tháng sau, một bé gái khỏe mạnh tên Louise Joy Brown chào đời thông qua một ca sinh mổ tại bệnh viện Đa khoa quận Oldham, nặng 2,6kg.

Ngày Lesley chào đời, một "cơn bão" truyền thông đã nổ ra.

Sự chào đời của "em bé thế kỷ" này đã tạo ra một cuộc bùng nổ tranh luận trong công chúng. Hàng trăm nhà báo cùng đổ về bệnh viện nơi Lesley chào đời khiến khiến bệnh nhân và bác sĩ phải sơ tán.

Lần đầu tiên đến gặp con gái, ông john được hỗ trợ bởi một hàng dài các nhân viên cảnh sát. khi hai vợ chồng đưa con về nhà, hàng trăm phóng viên đã chặn khắp các con phố. nhiều người dân cũng tò mò đổ xuống đường để xem. đặc biệt trong đó có cả cậu bé 7 tuổi wesley mullinder, người sau này trở thành chồng của louise.

Các bác sĩ đầu tiên thực hiện phương pháp này trả lời báo giới.

Sau này, trong cuốn hồi ký "louise brown, cuộc đời của đứa trẻ ống nghiệm đầu tiên trên thế giới", cô đã viết: "sự ra đời của tôi khiến các nhà báo cực kỳ bận rộn. đó chắc hẳn là một câu chuyện giật gân báo nào cũng muốn đưa tin".

Thậm chí, sự ra đời của cô còn thu hút sự chú ý của tòa thánh Vatican. Đức Hồng Y Albino Luciano đang nằm trên giường bệnh đã phát biểu với báo giới rằng ông không có quyền lên án cặp vợ chồng mong muốn có con nhưng ông cảnh báo các bác sĩ và nhà nghiên cứu phải chịu trách nhiệm với hành động của họ.

Ông cũng lập luận rằng không phải tất cả những tiến bộ khoa học đều vì lợi ích nhân loại, chẳng hạn như vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Trong khi đó, gia đình Brown nhận được một lượng lớn thư và bưu phẩm từ những người quan tâm trên khắp thế giới. Phần lớn được bà Lesley giữ lại làm vật lưu niệm. Vậy nhưng bên cạnh những lời chúc mừng ấm áp cũng có không ít những lá thư hăm dọa, chỉ trích.

Bố mẹ Lesley và cả bản thân cô đã sống cả cuộc đời trong ánh mắt tò mò, dò xét của những người xung quanh.

"mẹ tôi đã nhận được những bức thư khủng khiếp kèm theo máu giả văng tung tóe trên đó. có khi bà còn nhận được một chiếc ống nghiệm vỡ và bào thai bằng nhựa như một lời chế nhạo. lúc đó, tôi mới 3 tháng tuổi. mẹ cực kỳ cẩn thận mỗi khi đưa tôi ra ngoài bởi có rất nhiều người luôn rình mò và nhìn chằm chằm chúng tôi", lesley kể lại.

Khi lớn lên, Lesley cũng luôn sống trong ánh mắt tò mò của bạn bè, người xung quanh.

"tôi vẫn lớn lên như bình thường nhưng họ vẫn không ngừng thắc mắc sao tôi có thể vừa khít trong chiếc ống nghiệm được", lesley tâm sự.

Sống trong áp lực căng thẳng như vậy nhưng Lesley luôn cảm thấy bản thân có nghĩa vụ phải chia sẻ câu chuyện là một đứa trẻ kỳ diệu của mình với thế giới.

Louise Brown với Tiến sĩ Robert Edwards, một trong những "người cha" của cô.

Cô thường xuyên dành thời gian riêng của mình, bỏ công bỏ việc để tham dự những hội nghị sinh sản trên toàn thế giới và phát biểu tại nghị viện châu âu về quyền truy cập vào ivf vào tháng 2 năm 2017.

Đáng sợ hơn, 4 thập kỷ đã trôi qua nhưng cô vẫn không ngừng nhận được những bức thư nặc danh quấy rối, chỉ trích và thậm chí là dọa giết.

"Nhiều người đưa ra những bình luận rất tàn nhẫn kể từ khi tôi quyết định kể câu chuyện của mình nhưng tôi chỉ phớt lờ nó thôi", Lesley chia sẻ.

Chính nhờ sự "liều lĩnh" của bố mẹ lesley và sự kiên định của cô cho đến tận bây giờ, nhận thức về biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm đang ngày càng được nâng cao. ivf thật sự đã biến ước mơ của hàng triệu cặp vợ chồng hiếm muộn trở thành hiện thực, mang lại cho họ niềm hạnh phúc được làm cha, làm mẹ.

Theo Minh An (Dịch từ Independent) (Khám phá)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/ba-bau/bat-ngo-cach-the-gioi-phan-ung-40-nam-truoc-khi-em-be-ivf-dau-tien-ra-doi-c85a360672.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY