Thuốc A - Z hôm nay

Hướng dẫn sử dụng thuốc và biệt dược tìm theo danh mục, dạng thuốc, cơ chế tác dụng, dược động học, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, tác dụng phụ

Ethionamid - Thuốc điều trị lao (Mycobacteria)

Ethionamid là một Thuốc loại hai trong điều trị bệnh lao, bao giờ cũng phải dùng đồng thời với các Thuốc trị lao khác. Chỉ dùng ethionamid khi các Thuốc trị lao thiết yếu bị kháng hoặc bị chống chỉ định.

Tên quốc tế: Ethionamide.

Thuốc trị Mycobacteria.

Dạng Thuốc và hàm lượng

Viên nén 250 mg ethionamid.

Tác dụng

Ethionamid là một Thuốc loại hai trong điều trị bệnh lao, bao giờ cũng phải dùng đồng thời với các Thuốc trị lao khác. Chỉ dùng ethionamid khi các Thuốc trị lao thiết yếu bị kháng hoặc bị chống chỉ định.

Điều trị phong.

Chỉ định

Ðiều trị bệnh lao: Ethionamid được coi là Thuốc lao loại hai, phối hợp với những Thuốc điều trị lao loại hai khác (PAS, ciprofloxacin hoặc ofloxacin, cycloserin, capreomycin, amikacin hoặc kanamycin), trong điều trị bệnh lao, gồm cả lao màng não, sau thất bại với những Thuốc thiết yếu (streptomycin, isoniazid, rifam- picin, pyrazinamid và ethambutol), hoặc khi không thể dùng các Thuốc này do độc hại hoặc do trực khuẩn lao kháng Thuốc.

Ðiều trị bệnh phong: Ethionamid được dùng làm Thuốc thay thế clofazimin, kết hợp với những Thuốc điều trị phong khác.

Chống chỉ định

Suy gan nặng; quá mẫn với ethionamid.

Thận trọng

Vì có khả năng gây độc hại gan, cần xác định nồng độ AST (SGOT) và ALT (SGPT) trong huyết thanh trước và cứ 2 - 4 tuần một lần trong khi điều trị với ethio- namid. Người bệnh đái tháo đường cần được theo dõi cẩn thận vì việc điều trị đái tháo đường có thể khó khăn hơn và nguy cơ độc hại gan có thể xảy ra nhiều hơn.

Thời kỳ mang thai

Ethionamid vào trong nhau thai. Do nguy cơ tác dụng sinh quái thai, không dùng ethionamid trong thời kỳ mang thai.

Thời kỳ cho con bú

Không biết ethionamid có phân bố trong sữa hay không. Vì nhiều Thuốc bài tiết trong sữa, không nên cho con bú trong khi điều trị với ethionamid.

Tác dụng phụ và xử trí

Thường gặp

Chán ăn, buồn nôn, nôn, cảm thấy vị kim loại, ỉa chảy.

Hạ huyết áp tư thế.

Rối loạn tâm thần, ngủ lơ mơ.

Viêm gan, vàng da.

Yếu ớt.

ÍT gặp

Chóng mặt, nhức đầu.

Rụng tóc.

Giảm đường huyết, to vú đàn ông.

Ðau bụng.

Viêm dây thần kinh thị giác, nhìn mờ.

Rối loạn khứu giác.

Hiếm gặp

Viêm dây thần kinh ngoại biên, dị cảm, động kinh, run.

Ban, nhạy cảm với ánh sáng.

Giảm năng tuyến giáp hoặc bướu giáp.

Viêm miệng.

Giảm tiểu cầu, ban xuất huyết.

Có thể làm giảm tác dụng phụ về tiêu hóa bằng cách giảm liều hoặc thay đổi thời gian dùng Thuốc. Ðiều trị buồn nôn và nôn với Thuốc chống nôn. Khi có rối loạn nặng về tiêu hóa, cần phải ngừng ethionamid.

Có thể dự phòng hoặc làm giảm tác dụng phụ về thần kinh và viêm dây thần kinh ngoại biên bằng cách dùng đồng thời pyridoxin hydroclorid. Tác dụng độc hại gan thường phục hồi khi ngừng Thuốc.

Liều lượng và cách dùng

Bệnh lao

Liều cho người lớn. Uống 250 mg, cứ 8 đến 12 giờ một lần (tối đa 1 g/ngày).

Liều cho trẻ em. Trẻ em dung nạp ethionamid tốt hơn người lớn nhiều với liều thường dùng cho trẻ em là
15 - 20 mg/kg/ngày. Liều tối đa là 500 mg/ngày.

Ethionamid chỉ được dùng bằng đường miệng. Tốt nhất là uống ngay sau 2 bữa ăn và chia thành những liều nhỏ để giảm thiểu sự kích thích dạ dày - ruột. Do kháng Thuốc của trực khuẩn có thể phát triển nhanh nếu chỉ dùng ethionamid đơn độc để điều trị lao, nên chỉ dùng nó phối hợp ít nhất với 3 loại Thuốc chống lao khác.

Hiện nay, Tổ chức y tế thế giới đã có khuyến cáo đường lối điều trị lao kháng Thuốc như sau:

Trong những điều kiện được triển khai trong chương trình chống lao quốc gia, ngay cả tại những cơ sở chuyên khoa với những phòng xét nghiệm đáng tin cậy cũng không thể có ngay được các kết quả xét nghiệm kháng sinh đồ: Thông thường phải sau 2 đến 4 tháng. Ðôi khi vẫn không có thể có được các kết quả vì nhiều lý do, những nuôi cấy ban đầu đều âm tính hoặc bị bội nhiễm, những khiếm khuyết về hậu cần (thuyên chuyển các bệnh phẩm, thiếu tạm thời các Thuốc thử...). Trong thực tế, cần phải xét đến 2 tình huống tùy theo có thể hoặc không có thể có được các kết quả.

Tình huống A: Không có các kết quả xét nghiệm kháng sinh đồ trước khi bắt đầu điều trị mới.

Trước khi có thể nhận được các kết quả xét nghiệm kháng sinh đồ cần phải bắt đầu một hóa trị liệu mới.

Trong tình huống này, và sau khi đã dùng công thức tái trị chuẩn được Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo 2RHSZE/1RHZE/5R3H3Z3 (xem mục pyrazinamid) mà vẫn thất bại thì phải dùng một công thức điều trị bao gồm:

ít nhất 3 loại Thuốc chưa bao giờ được sử dụng: Kana- mycin, ethionamid, ofloxacin và pyrazinamid.

Sau khi âm hóa vi khuẩn (thường phải sau 3 - 4 tháng) và nếu không thể có được các kết quả xét nghiệm ban đầu về kháng sinh đồ thì phải dùng tiếp 2 loại Thuốc dễ dung nạp nhất và cũng thường có công hiệu nhất trong giai đoạn điều trị duy trì 18 tháng: Ethionamid và ofloxacin.

* Kanamycin hoặc amikacin hoặc capreomycin.

** Có thể giảm liều hàng ngày từ 800 mg xuống 400 mg nếu ít dung nạp Thuốc.

Dùng cycloserin nếu không có ofloxacin.

Tình huống B: Có được các kết quả kháng sinh đồ, hoặc trước khi tiến hành một trị liệu mới, hoặc đang ở giai đoạn điều trị ban đầu của tình huống A. Có nhiều công thức điều trị có thể được thiết lập tùy theo các kết quả xét nghiệm kháng sinh đồ.

Tương tác Thuốc

Cycloserin và isoniazid: Dùng đồng thời với ethio-
namid có thể làm tăng tỷ lệ ADR về hệ thần kinh trung ương, do đó phải dùng ethionamid thận trọng ở người đang dùng cycloserin hoặc isoniazid.

Ðộ ổn định và bảo quản

Bảo quản viên nén ethionamid ở khoảng 250C, trong lọ đậy kín.

Quá liều và xử trí

Triệu chứng quá liều gồm bệnh thần kinh ngoại biên, chán ăn và đau khớp. Sau khi loại bỏ Thuốc khỏi đường tiêu hóa, tiến hành điều trị hỗ trợ. Có thể dùng pyri-
doxin để dự phòng bệnh thần kinh ngoại biên.

Thông tin qui chế

Thuốc độc bảng B.

Thành phẩm giảm độc: Thuốc viên có hàm lượng tối đa là 250 mg. Thuốc đạn có hàm lượng tối đa là 500 mg.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/e/ethionamid/)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY