Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại một trung tâm xét nghiệm ở Liverpool, Anh. (Ảnh: THX/TTXVN)
ngày 11/11, ủy ban châu âu (ec) đã đề xuất kế hoạch cải cách các quy định về y tế cộng đồng, theo đó cho phép (eu) ban bố tình trạng khẩn cấp và thực hiện các bài đánh giá sức chống chịu của các nước trước các đại dịch.
Trong tuyên bố của mình, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen nêu rõ: "Để đối phó với đại dịch COVID-19 và các tình trạng y tế khẩn cấp trong tương lai, việc tăng cường hợp tác song song với triển khai các công cụ hiệu quả hơn ở cấp EU là con đường duy nhất ở phía trước."
Theo đề xuất này, EU có thể ban bố tình trạng khẩn cấp về y tế cộng đồng ở cấp độ khối, từ đó thúc đẩy sự phối hợp nhiều hơn giữa các nước thành viên. EU cũng sẽ hỗ trợ chính phủ các nước chuẩn bị kế hoạch chống đại dịch, cũng như sẽ kiểm tra và đánh giá năng lực chống chịu của các nước.
Nếu được chính phủ các nước thành viên và các nghị sỹ EU thông qua, EC cho biết đề xuất trên sẽ được áp dụng ngay lập tức và có thể tăng cường sức mạnh của EU trong việc đối phó với đại dịch hiện nay.
Trong khi đó, Ủy viên EU phụ trách y tế Stella Kyriakides nhấn mạnh để giảm thiểu tác động tiêu cực đối với người dân và doanh nghiệp, các nước thành viên EU cần hợp tác cùng nhau để đối phó với các mối đe dọa y tế.
Thời gian qua đã cho thấy việc thiếu vắng sự hợp tác giữa các nước thành viên càng khiến tất cả các nước dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, các nước còn cho thấy thiếu sự chuẩn bị khi đối mặt với tình trạng thiếu hụt các trang thiết bị y tế, năng lực xét nghiệm, điều phối và các lĩnh vực khác.
Trong thời kỳ khủng hoảng, người dân kỳ vọng EU sẽ phát huy vai trò tích cực hơn trong việc bảo vệ cuộc sống của người dân. Do đó, bà bày tỏ mong muốn châu Âu sẽ xây dựng một "liên minh y tế" nhằm thúc đẩy năng lực phòng thủ.
Bên cạnh đó, EU cũng công bố những bước đi nhằm xây dựng một cơ quan mới theo mô hình Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Y sinh Mỹ (BARDA), vốn phụ trách việc báo cáo cho Bộ Y tế Mỹ và có nguồn lực lớn cho việc hợp tác với các phòng thí nghiệm.
Theo bà Kyriakides, dự án này sẽ được công bố vào cuối năm tới và cơ quan mới này dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2023.
Kể từ khi dịch COVID-19 xuất hiện tại các thành phố thuộc các nước thành viên hồi tháng 3, châu Âu đã ghi nhận ít nhất 311.000 ca Tu vong trong số hơn 13 triệu ca nhiễm.
Trong thời gian dịch bệnh bùng phát, các nước đều áp dụng các biện pháp quốc gia khác nhau trong một loạt vấn đề, bao gồm chính sách xét nghiệm đối với các trường hợp mắc COVID-19, quy tắc kiểm dịch và hạn chế đi lại. Nhiều quốc gia đã và đang phải đối mặt với làn sóng dịch COVID-19 thứ hai.
các quan chức châu âu đều thừa nhận rằng 27 nước thành viên đã không phối hợp nhịp nhàng trong đợt cao điểm dịch bệnh đầu tiên, khiến gây dịch covid-19 lây lan nhanh chóng.
(Nguồn: statnews.com)
Trong diễn biến liên quan, ec cùng ngày thông báo đã đạt với hai hãng dược
Eu hiện cũng đã có hợp đồng mua vắcxin ngừa covid-19 của 3 công ty dược phẩm astrazeneca, sanofi và johnson&johnson. cơ quan y tế châu âu dự kiến eu sẽ có thể tiếp nhận những vắcxin phòng covid-19 đầu tiên vào đầu năm 2021.
Trước đó, ngày 9/11, các hãng dược pfizer và thông báo vắcxin phòng covid-19 do hai công ty này phối hợp phát triển có mức độ hiệu quả lên tới hơn 90% trong giai đoạn 3 thử nghiệm trên người.
Theo những kết quả sơ bộ, vắcxin phát huy hiệu quả bảo vệ 7 ngày sau khi các tình nguyện viên được cho dùng liều thứ 2 và 28 ngày sau khi dùng liều thứ nhất. Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành hãng Pfizer, ông Albert Bourla, cho biết những kết quả đầu tiên thu được từ quá trình thử nghiệm đã bước đầu chứng minh khả năng ngăn ngừa COVID-19 của vắcxin.
Ông Bourla cũng cho rằng kết quả trên đánh dấu bước tiến lớn tới mục tiêu cung cấp vắcxin COVID-19 cho người dân trên toàn thế giới, tạo bước ngoặt cần thiết để chặn đứng cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu này./.
Dòng sự kiện: Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19Vắcxin phòng, chống COVID-19
Chủ đề liên quan:
BioNTech Dịch bệnh COVID-19 liên minh châu âu mua vaccine Pfizer thỏa thuận tiềm năng vaccine vắcxin phòng COVID-19 virus SARS-CoV-2