có thêm 1.487 người được tiêm chủng vắc xin covid-19 trong ngày 31/3/2021
theo thống kê của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, tính đến 16 giờ ngày 31/3/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc xin phòng covid-19 tại 19 tỉnh/tp cho 49.743 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân covid-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ covid-19 cộng đồng và ban chỉ đạo phòng chống dịch.
chi tiết 1.487 người được tiêm tại 9 tỉnh/tp trong ngày 31/3/2021 như sau: hà nội: 24 người; hải dương: 37 người; hải phòng: 210 người; hòa bình:58 người; hưng yên: 24 người; hà giang:216 người; điện biên:152 người; tp. hồ chí minh: 593 người và tây ninh: 173 người
Liên quan đến vấn đề vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối ngày 31/3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết: Ngành y tế đang triển khai tích cực việc nhập khẩu vắc xin, đến nay nhập 117.600 liều, tiêm cho gần 50.000 người; đồng thời tiếp tục nhập 1,37 triệu liều trong thời gian tới; việc nghiên cứu vắc xin trong nước cũng được đẩy mạnh.
Ông Mai Tiến Dũng cũng cho biết, Thủ tướng yêu cầu sớm ban hành cơ chế áp dụng "hộ chiếu vắc xin"
Liên quan đến vấn đề "hộ chiếu vắc xin", tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho hay: Hiện nay “hộ chiếu vắc xin” đang là việc tranh luận của nhiều nước trên thế giới. Bộ Y tế đang làm việc với các bộ, ngành nghiên cứu, báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19, báo cáo Chính phủ để vừa đảm bảo an toàn cho người dân, vừa mở cửa nền kinh tế bằng việc mở lại các đường bay quốc tế.
Bộ Y tế đang lên phương án nghiên cứu, trước hết là phương án cách ly phù hợp với người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vắc xin theo quy định. Bộ cũng đang chuẩn bị các kịch bản cho việc sử dụng "hộ chiếu vắc xin" trong tương lai.
Tuy nhiên, đây vẫn là các phương án chúng ta phải bàn kỹ vì phải cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ. Lợi ích là việc mở cửa lại đường bay để phát triển kinh tế còn nguy cơ là việc vẫn có thể xảy ra lây nhiễm cộng đồng. Đây là việc chúng ta còn cần phải nghiên cứu thêm.
Tính từ 18h ngày 31/3 đến 6h ngày 1/4: Việt Nam không có ca mắc mới, tổng số ca mắc vẫn là 2.603 ca. Như vậy đã 12h trôi qua, nước ta chưa ghi nhận ca bệnh
Việt Nam vẫn có tổng cộng 1603 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 910 ca, riêng Hải Dương có 726 ca, Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai (27 ca), Hà Nội (34 ca), Bắc Ninh (5 ca), Bắc Giang (2 ca), TP. Hồ Chí Minh (36 ca ), Hoà Bình (2 ca), Hà Giang (1 ca), Điện Biên (3 ca), Bình Dương (6 ca), Hải Phòng (4 ca ), Hưng Yên (3 ca).
10 tỉnh, thành phố (Hoà Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và TP. Hồ Chí Minh) đã qua 47 ngày không ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng;
- Hà Nội đã 44 ngày và Hải Phòng 37 ngày không có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.
- Cả thế giới có 129.422.084 ca mắc, trong đó 104.378.609 ca đã khỏi bệnh; 2.826.515 ca tử vong và 22.217.002 ca đang điều trị (96.349 ca diễn biến nặng)
- Trong 12 giờ qua, số ca mắc của thế giới tăng 510.816 ca, tử vong tăng 8.018 ca (trong 24 giờ mắc tăng 661.037 và Tu vong tăng 12.134 ca)
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 37.008, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 506
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 19.093
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 17.409
Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế: đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 2.359/ 2.603 bệnh nhân COVID-19.
Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước có 68 bệnh nhân đã âm tính với virus SARS-CoV-2 từ 1-3 lần gồm: 18 ca âm tính lần 1; Số ca âm tính lần 2: 15 ca; số ca âm tính lần 3 là 35 ca.
Số ca Tu vong liên quan đến COVID-19 ở nước ta đến nay là 35 ca, đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).
Để sống chung an toàn với đại dịch COVID-19, người dân cần tuân thủ thực hiện nguyên tắc 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang; Khử khuẩn; Khoảng cách; Không tụ tập và Khai báo y tế.