Cây thuốc quanh ta hôm nay

Găng chụm, cây Thuốc cầm máu

Ở Campuchia, gai Găng chụm dùng vào một chế phẩm để cầm máu do các chứng xuất huyết trong và kinh nguyệt quá nhiều

Găng chụm - Fagerlindia fasciculata (Roxb.) Tirving (Randia fasciculata DC.), thuộc họ Cà phê- Rubiaceae.

Mô tả

Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ, có gai thấp, dài 5 - 15mm. Lá xoan, bầu dục hay ngọn giáo, tròn hay nhọn ở gốc, nhọn mũi, dài 3 - 12cm, rộng 1,5 - 4,5 cm, màu lục nhạt trên cả hai mặt, có lông nâu trên các gân ở mặt dưới, mỏng, dài, mép ngắn. Hoa trắng, rất thơm, xếp 2 - 3 cái, có khi nhiều, thành chụm ở nách lá. Quả nạc, hình cầu, đường kính 6 - 7 mm, bao bởi đài hoa, có lông mềm, với 2 ô. Hạt 2 - 4 trong mỗi ô.

Hoa tháng 3 - 12.

Bộ phận dùng

Gai và rễ - Spina et Radix Fagerlindiae Fasciculatae.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Ân Độ, Thái Lan, Nam Việt Nam, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia. Có nhiều thứ; var. indica Pit. có ở Trảng bom; var velutina Pierre có ở Khánh Hoà, Đồng Nai, Tây Ninh và Côn Đảo. Thường gặp trong rừng rậm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Campuchia, gai Găng chụm dùng vào một chế phẩm để cầm máu do các chứng xuất huyết trong và kinh nguyệt quá nhiều.

Gỗ được dùng phối hợp với các vị Thuốc khác sử dụng làm dịu thần kinh và dùng chữa co giật. Loại var. indica Pit., có thân sắc nước, dùng cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống cho khoẻ người (ở vùng Thmar Bang).

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/gang-chum-cay-thuoc-cam-mau/)

Tin cùng nội dung

  • Tầm xuân là loại cây dây leo thường được dùng làm cây cảnh sân vườn, trang trí trên ban công, hiên nhà, trên hàng rào.
  • Khi bị vết thương nhẹ, nông có chảy máu, trước hết cần nâng cao phần bị thương lên, dùng một khăn sạch hoặc dùng tay (nếu không có khăn) ấn chặt ngay vào vết thương,
  • Khi bị thương và chảy máu, bạn đừng quá hoảng hốt mà hãy bình tĩnh để xử trí. Việc đầu tiên cần làm là phải cẩm máu. Theo BS. Ninh Hồng, cầm máu trong sơ cấp cứu là rất quan trọng tránh tình trạng choáng ngất thậm chí có thể Tu vong do mất máu. Cần trang bị những kiến thức sau để biết cầm máu
  • Các chuyên gia đã “khoanh vùng” 68 khu vực gien gắn liền với sự hình thành tiểu cầu và mở ra phương pháp chẩn đoán, điều trị chứng rối loạn xuất huyết.
  • Trong cuộc sống, chúng ta khó tránh khỏi lúc bị va quệt hay bị dao cứa vào làm bị thương, chảy máu. Một vài cách sơ cứu đơn giản giúp bạn nhanh chóng giảm đau và cầm máu hiệu quả.
  • Cầm máu tạm thời là một kỹ năng xử trí cấp cứu rất quan trọng và cần thiết để cứu sống nạn nhân và hạn chế những biến chứng của vết thương.
  • Cầm máu phải thực hiện đúng nguyên tắc, đúng kỹ thuật thì mới bảo tồn được chi thể và tính mạng người bị thương.
  • Ga-rô là biện pháp cầm máu để giúp máu ngừng lưu thông. Nếu thực hiện không đúng cách có thể làm cả đoạn chi bị hoại tử, phải cắt bỏ.
  • (Mangyte) - Đây là một trong những kỹ năng cấp cứu cơ bản mà bất cứ ai cũng cần nắm vững.
  • Lá trắc bá còn gọi trắc bá diệp, tên khoa học là trắc bách. Cây trắc bách cho ta 2 vị Thu*c: trắc bách diệp và bá tử nhân. Theo Đông y, lá trắc bá vị đắng chát, tính hơi hàn; vào kinh tâm, can và đại tràng. Có tác dụng lương huyết, cầm máu, tiêu độc, còn có tác dụng chữa đàm thấp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY