Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ghép da 3 lần, bệnh nhi 7 tuổi bị bỏng nặng được cứu sống

Bị bỏng nặng, nguy hiểm tính mạng, cháu L. được các bác sĩ khẩn cấp cứu chữa, qua 3 lần ghép da và điều trị tích cực, sức khỏe của bệnh nhi đã dần ổn định.

Lấy lại bản lĩnh sau 7 ngày, quý ông ngoài 30 tuổi nên bỏ túi ngay bí kíp nàyTin tài trợ

Trước đó, vào khoảng 21h5p (ngày 2/3), Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp nhận cháu Trần Anh Hoàng L. (7 tuổi, trú tại xã Hưng Hòa, TP Vinh) trong tình trạng bị bỏng nặng phần mặt, cổ, ngực, bụng tay trái… Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn, kết luận bệnh nhi L. bị bỏng lửa cồn diện tích khoảng 35%, bỏng sâu độ 2, độ 3 kèm theo hoại tử - và được chỉ định phẫu thuật cắt lọc những phần bị hoại tử và ghép da tự thân. Bệnh nhi L. được đưa vào chăm sóc đặc biệt tránh nhiễm trùng. Sau đó 2 ngày, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật ghép da tự thân cho L.

Theo TS.BS. Thái Văn Bình - Trưởng khoa Chấn thương, chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, nếu bệnh nhi không được cấp cứu, phẫu thuật kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Được sự đồng thuận với gia đình, y, bác sĩ đã cắt lọc phần hoại tử và tiến hành ghép da tự thân cho bệnh nhân, rồi chuyển bệnh nhân vào khu chăm sóc đặc biệt.

Cháu L. sau khi ra viện.

Sau khi được ghép da lần thứ nhất, cháu L. được theo dõi sát sao, chăm sóc đặc biệt. Mỗi tuần Khoa Chấn thương, chỉnh hình - Bỏng lại tiến hành ghép da tự thân cho cháu 1 lần, và sau 3 lần tiến hành ghép da, cũng như điều trị tích cực, sức khỏe của bệnh nhi đã dần ổn định. Đến sáng ngày 10/4/, cháu L. đã được xuất viện.

Được biết, trung bình mỗi ngày, Khoa Chấn thương, chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An điều trị cho khoảng 50 bệnh nhân, trong đó có từ 10 đến 15 bệnh nhi bị bỏng các loại, mà nguyên nhân chủ yếu do sự bất cẩn của các bậc phụ huynh, không để ý tới các con nhỏ.

Việt Nam: 2.264 ca nghi mắc COVID-19, hơn 72.000 người cách ly theo dõi y tế

Báo cáo nhanh cập nhật lúc 11 giờ 30 ngày 13/4 của Bộ Y tế cho biết, hiện Việt Nam ghi nhận 2.264 ca nghi ngờ mắc COVID-19 đang được cách ly theo dõi và có 72.508 người tiếp xúc gần, người về từ vùng dịch đang được cách ly, theo dõi y tế.

Bạn đã biết cách rửa tay đúng để 'diệt' COVID-19 chưa?

Trong những khuyến cáo của Bộ Y tế về các biện pháp phòng chống lây nhiễm bệnh COVID-19, ngoài hạn chế tiếp xúc, đeo khẩu trang đúng cách thì rửa tay đúng cách là biện pháp vô cùng quan trọng và hiệu quả để 'diệt' loại virus truyền nhiễm nguy hiểm này.

307 người bệnh hết cách ly ở Bạch Mai sẽ trở về 30 tỉnh, thành phố

Ngày 12/4, ngay sau khi kết thúc vùng cách ly y tế đối với Bệnh viện Bạch Mai có hiệu lực, Bệnh viện đã tổ chức các chuyến xe đưa 307 người bệnh đã hết bệnh và 76 người nhà người bệnh trở về 30 tỉnh thành phía Bắc.

Người đang uống phóng xạ điều trị ung thư tuyến giáp cần tránh ăn những món gì?

Bệnh nhân ung thư giáp đang trong giai đoạn uống iod phóng xạ không dùng các Thu*c, các chế phẩm có chứa iốt và hormon tuyến giáp ít nhất 7- 10 ngày trước khi điều trị và sau 1-2 ngày sau điều trị.

Bộ Y tế khuyến cáo những việc cần làm ngay để chống lây lan COVID-19

Chấn chỉnh tình trạng tụ tập đông người, tham gia giao thông đông đúc; Chính quyền các cấp xử lý kịp thời theo đúng quy định, yêu cầu mọi người dân thực hiện nghiêm biện pháp cách ly toàn xã hội, ở tại nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, không tập trung đông người, đeo khẩu trang nơi công cộng…

Cảnh Huệ

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/ghep-da-3-lan-benh-nhi-7-tuoi-bi-bong-nang-duoc-cuu-song-1641060.tpo)

Tin cùng nội dung

  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, việc tự sơ cứu là rất cần thiết. Nhiều trường hợp do sơ cứu sai đã để lại những hậu quả đáng tiếc.
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ.
  • Vào dịp cuối năm, bệnh nhi bị bỏng lại tăng lên do người lớn bận rộn chuẩn bị đón Tết nên lơ là việc trông nom trẻ.
  • Tôi hay bị rối loạn tiêu hóa, nhất là khi ăn phải thức ăn lạ. Bệnh làm tôi rất mệt mỏi và chán ăn. Nhiều người nói, bệnh của tôi dễ dẫn đến viêm ruột hoại tử... Tôi 37 tuổi, sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, tôi hay bị rối loạn tiêu hóa, nhất là khi ăn phải thức ăn lạ. Bệnh làm tôi rất mệt mỏi và chán ăn. Nhiều người nói, bệnh của tôi dễ dẫn đến viêm ruột hoại tử khiến tôi rất lo lắng. Xin hỏi bệnh này có thể điều trị và phòng tránh thế nào. Nguyễn Thị Lan (Hà Nội)
  • Viêm ruột hoại tử là bệnh lý đường tiêu hóa nặng. Bệnh đã được ghi nhận tại nhiều nơi ở Việt Nam sau năm 1975.
  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ tiếp xúc, gây đau, đỏ, sưng và có thể phồng rộp ở da. Bỏng nắng có thể gây nhức đầu, sốt và mệt mỏi
  • Tôi xin giới thiệu đến anh chị Cách sơ cứu bỏng hoá chất.
  • Bỏng nhẹ thường tự khỏi mà không cần chữa trị. Khi lành, bỏng có thể làm thay đổi sắc tố da, nghĩa là vùng da hồi phục sẽ có màu khác so với xung quanh
  • Niềm vui và nụ cười nở nhiều hơn trên môi những bệnh nhi ung thư của viện Nhi Trung ương khi được nhận quà Tết từ tay Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chiều ngày 6/2.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY