Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ghép tế bào gốc tạo máu tự thân cứu bệnh nhân ung thư ác tính

(MangYTe)- Bệnh nhân bị u lympho không Hodgkin đầu tiên tại miền Trung được điều trị thành công bằng kỹ thuật ghép tế bào gốc tạo máu tự thân.

Ngày 3-4, Bệnh viện Trung ương Huế đã tổ chức ra viện cho bệnh nhân NHN (sinh năm 1996, ngụ huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam). Đây là bệnh nhân bị u lympho không Hodgkin đầu tiên tại miền Trung được điều trị thành công bằng kỹ thuật ghép tế bào gốc tạo máu tự thân.

Ghép tế bào gốc tạo máu tự thân cứu bệnh nhân ung thư ác tính - ảnh 1
Chị N. được xuất viện.

Bệnh nhân N. mắc bệnh u lympho không Hodgkin giai đoạn 2A từ tháng 2-2010. Sau khi được hóa trị 8 chu kỳ, bệnh nhân đạt được lui bệnh hoàn toàn và tái khám đều đặn tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Đến tháng 9-2020, sau hơn 10 năm theo dõi, bệnh tái phát trở lại với tình trạng xuất hiện nhiều hạch vùng cổ phải nên các bác sĩ quyết định điều trị bằng phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu tự thân.

Sau 2 đợt điều trị theo phác đồ ICE (Ifosfamid, Etoposid, Carboplatin), đánh giá lại bệnh nhân đạt lui bệnh hoàn toàn nên đã được huy động và thu tế bào gốc tạo máu tự thân đủ liều để ghép, bảo quản tế bào gốc ở nhiệt độ -196 độ C.

Vào giữa tháng 3-2021, bệnh nhân bắt đầu đạt được điều kiện hóa bằng phác đồ LEED (Melphalan, Etoposide, Cyclophosphamide, Dexamethasone), sau đó tiến hành ghép tế bào gốc tạo máu tự thân. Đến nay, bệnh nhân đã hoàn toàn bình phục và xuất viện.

Theo GS-TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, bệnh viện đã thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tạo máu tự thân để điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh ác tính như lơ-xê-mi cấp dòng tủy, đa u tủy xương, ung thư vú, ung thư buồng trứng, u nguyên bào thần kinh.

Trong tương lai, các trung tâm trong bệnh viện như Ung bướu, Huyết học Truyền máu và Trung tâm Nhi sẽ đẩy mạnh phối hợp phát triển kỹ thuật cao, trong đó sẽ triển khai kỹ thuật ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh máu ác tính.

Thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc cho bé 4 tuổi

(plo)- bệnh viện trung ương huế vừa thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc đầu tiên tại khu vực miền trung-tây nguyên cho một bệnh nhi bốn tuổi.

NGUYỄN DO

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/suc-khoe/ghep-te-bao-goc-tao-mau-tu-than-cuu-benh-nhan-ung-thu-ac-tinh-976704.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Đây là kỹ thuật đòi hỏi nhiều điều kiện (tìm tế bào gốc phù hợp, chi phí phẫu thuật cao…) nên không phải ai cũng tiếp cận được.
  • Tại Viện Huyết học - Truyền máu TƯ đã thực hiện ghép tế bào gốc tự thân cho 18 bệnh nhân.
  • Chỉ riêng với tế bào gốc máu cuống rốn, BV Truyền máu và Huyết học TP.HCM đã điều trị hơn 70 bệnh nhân ung thư máu, rối loạn chuyển hóa, suy tủy...
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Thu*c giảm đau, thay đổi thói quen ăn uống và ít hoạt động, là những nguyên nhân, làm giảm nhu động ruột, khiến cho phân trở nên cứng, và việc đi tiêu trở nên khó khăn hơn, gây ra tình trạng táo bón.
  • Mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc do tác dụng phụ của điều trị như xạ trị hoặc hóa trị. Sự căng thẳng khi phải sống chung với ung thư cũng là một nguyên nhân gây mệt mỏi.
  • Xạ trị ở vùng đầu cổ, một số loại Thu*c hóa trị và Thu*c uống khác (kháng sinh, steroid, chất che phủ niêm mạc và Thu*c tê tại chỗ) có thể gây khô miệng. Tuyến nước bọt (nơi tạo ra nước bọt) có thể bị ảnh hưởng và tạo ra ít nước bọt hơn, hoặc nước bọt trở nên đặc và quánh lại. Tình trạng khô miệng có thể là nhẹ hoặc trầm trọng.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY