Tính đến thời điểm 6h30’ sáng 24/4 theo giờ Việt Nam, hợp đồng giao tháng 6 dầu WTI trên sàn Nymex tăng thêm 0,18 USD, tương đương 1,3% lên 13,96 USD/thùng. Hợp đồng giao tháng 7 tăng 0,18 USD lên 20,87 USD/thùng; giao tháng 8 có giá 23,86 USD/thùng.
Dầu Brent giao tháng 6 tăng 0,33 USD lên 20,6 USD/thùng. Hợp đồng giao tháng 7 thêm 0,33 USD lên 24,43 USD/thùng. Mặc dù đã nhích lên một chút so với những phiên giao dịch gần đây nhưng dầu WTI vẫn ở ngưỡng rất thấp.
Sau điều chỉnh ngày 13/4, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá:
Giá dầu Brent cũng ở mức giảm sâu nhất trong lịch sử 21 năm trở lại, có thời điểm rớt xuống 15,98 USD/thùng.
Sở dĩ, giá dầu thô thế giới tăng nhẹ là do giới đầu tư kỳ vọng vào nhu cầu sử dụng xăng dầu trên thị trường sẽ tăng trở lại khi tình hình dịch bệnh Covid-19 ở nhiều nước đã được cải thiện. Lệnh phong tỏa, cách ly xã hội được gỡ bỏ hoặc giãn rộng hơn, nền kinh tế đã được nới lỏng hơn thời gian vừa qua.
Bên cạnh đó những tuyên bố của Tổng thống Trump về việc sẽ hỗ trợ ngành công nghiệp dầu mỏ cũng khiến thị trường bớt căng thẳng. Nhưng đây vẫn chỉ là những tín hiệu trước mắt, không chắc chắn.
Lượng dầu trữ ngày một tăng cao trở thành mối đe dọa lớn cho thị trường dầu mỏ. Tại Mỹ, dự trữ dầu thô tăng 15 triệu thùng trong tuần tính tới ngày 17/4 lên 518,6 triệu thùng và dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh do nhu cầu sử dụng thấp và các nhà máy lọc dầu hoạt động cầm chừng.
Tại Ấn Độ, lệnh phong tỏa đất nước khiến triệt tiêu hoàn toàn nhu cầu sử dụng xăng dầu khiến nguồn cung tăng cao. Ít nhất ba nhà máy lọc dầu ở Ấn Độ đã yêu cầu mức nhập khẩu dầu thô thấp hơn cho tháng 5 từ Trung Đông, bao gồm từ nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới Saudi Arabia.
Các chuyên gia kinh tế tiếp tục cảnh báo, giá dầu WTI thậm chí có thể giảm xuống mức thấp nhất là âm 100 đôla/thùng trong tháng 5.