Khoa học hôm nay

Giải mã: Làm thế nào để thực hiện xét nghiệm quan hệ cha con ở Trung Quốc cổ đại? Nhỏ máu nhận người thân có thực sự tác dụng

Ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại, việc giám định quan hệ huyết thống đã trở nên rất dễ dàng. Vậy ở thời xa xưa, khi công nghệ chưa phát triển như bây giờ thì người ta xác định quan hệ huyết thống bằng cách nào?

Thời xa xưa, khi người ta chưa phát hiện ra gen di truyền thì việc xác định quan hệ huyết thống được thực hiện khá “xơ xài”. phương pháp đầu tiên mà người xưa áp dụng để xác định quan hệ huyết thống là “tích huyết” hay còn gọi là “nhỏ máu nhận thân”. cách kiểm tra quan hệ huyết thống này có nguồn gốc từ trung quốc cổ xưa và chúng ta thường thấy trong phim cổ trang trung quốc.

Ảnh minh hoạ.

Để kiểm tra huyết thống bằng cách này, người ta sẽ chuẩn bị 1 thau nước, sau đó, lấy kim chích máu ở đầu ngón tay của người cha và con hoặc mẹ và con, rồi nhỏ máu của 2 người vào thau nước.

Nếu 2 giọt máu hòa vào nhau, thì được xem là có quan hệ huyết thống, còn nếu 2 giọt máu không hòa vào nhau thì 2 người không có quan hệ huyết thống.

Ngày nay, phương pháp xác định quan hệ huyết thống này đã được chứng minh là không chính xác, bởi máu chỉ hòa vào nhau khi 2 người có cùng nhóm máu và nếu 2 người không cùng nhóm máu thì sẽ không hòa vào nhau. Hơn nữa, cha và con hay mẹ - con không phải lúc nào cũng có cùng nhóm máu.

Ngoài ra, người xưa còn có một cách khách gọi là “tích cốt”. "Tích cốt" tức để giọt máu rơi xuống xương người, nếu máu thấm vào trong tức là thân nhân. "Tích cốt" trong lịch sử thường được dùng trong phá án hình sự khi cần xác định thân phận của hài cốt. Tuy nhiên khi xương đã chôn xuống đất thì chỉ có hai khả năng: xương đã khô, mặt ngoai xốp đi, có thể thẩm thấu máu bất kỳ người nào hoặc khi chôn chưa quá lâu, bề mặt xương vẫn còn mô mềm nên chưa xốp, máu bất kỳ ai cũng không thẩm thấu.

Nam Sử ký có ghi lại một hành động vô cùng hoang đường liên quan đến "tích cốt" của Tiêu Tống - con trai Lương Vũ Đế Tiêu Diễn. Mẹ ruột của Tiêu Tống là Ngô Thục Viện, nguyên là phi của Đông Hôn Hầu, sau được Lương Vũ Đế tuyển vào cung, chưa đầy 7 tháng thì sinh ra Tiêu Tống. Do vậy rất nhiều người nghi ngờ rằng Tiêu Tống không phải con của Lương Vũ Đế.

Khi đã trưởng thành, Tiêu Tống muốn giải đáp hoài nghi của mọi người xung quanh và của chính bản thân nên đã đào mộ của Đông Hôn Hầu lên, mang hài cốt ra để thử phép "tích cốt". Kết quả máu nhỏ xuống lập tức ngấm vào trong xương.

Tiêu Tống không thể tin vào kết quả này, vì cẩn thận mà sinh nghi ngờ, thậm chí giết chết chính con ruột rồi nhỏ máu lên, máu mới lập tức ngấm vào xương. Tiêu Tống không còn nghi ngờ gì về thân phận bản thân là con của Đông Hôn Hầu, liền sau đó Tiêu Tống chạy sang Bắc Ngụy, đổi tên Tiêu Toản, tuyên bố sẽ để tang Đông Hôn Hầu 3 năm.

- Video: Bí ẩn ngọn đèn "cháy sáng ngàn năm không tắt" trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng. Nguồn: VTV24.

Theo CL&XH

Link bài gốc Lấy link

https://xahoi.congly.vn/giai-ma-lam-the-nao-de-thuc-hien-xet-nghiem-quan-he-cha-con-o-trung-quoc-co-dai-nho-mau-nhan-nguoi-than-co-thuc-su-tac-dung-276743.html

Theo CL&XH

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/giai-ma-lam-the-nao-de-thuc-hien-xet-nghiem-quan-he-cha-con-o-trung-quoc-co-dai-nho-mau-nhan-nguoi-than-co-thuc-su-tac-dung/20231218083104555)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY