Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Giảm nguy cơ béo phì ở trẻ nếu mẹ bổ sung acid folic khi mang thai

Theo một nghiên cứu mới đây của Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ bà mẹ mang thai bổ sung đầy đủ acid folic có thể bảo vệ con khỏi nguy cơ béo phì trong tương lai, đặc biệt với những bà mẹ béo phì.

Bổ sung acid folic ở bà mẹ mang thai giảm nguy cơ béo phì ở trẻ

"Dinh dưỡng bà mẹ trong khi mang thai có ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ trước mắt và lâu dài, đặc biệt còn ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa trẻ sau này" Tác giả Xiaobin Wang từ Đại học Johns Hopkins, Baltimore, Mỹ cho biết. "Kết quả của nghiên cứu cho thấy sử dụng đầy đủ acid folic cho mẹ mang thai có thể giảm thiểu những tác động của bệnh béo phì đối với sức khỏe của con mình sau này".

Béo phì ở trẻ em và người lớn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng, góp phần nguy cơ gây bệnh tim, đột quỵ và đái tháo đường típ 2. Trong khi mang thai, béo phì ở mẹ cũng làm tăng nguy cơ một loạt các biến chứng thai kỳ, chẳng hạn như thai ch*t lưu, dị tật bẩm sinh và sinh non. Hơn nữa, trẻ sinh ra từ các bà mẹ béo phì có nguy cơ cao của bệnh béo phì sau này.

Acid folic là vitamin B9, làm giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi bao gồm các dị tật cho não, cột sống và tủy sống. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo rằng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ dùng 400 microgram acid folic hàng ngày sẽ giảm nguy cơ con cái khỏi các khuyết tật ống thần kinh.

Trong một nghiên cứu thuần tập ở Boston Birth,, các nhà khoa học đã điều tra sức khỏe của bà mẹ và trẻ em từ 2 đến 9 tuổi ở một vùng dân tộc thiểu số có thu nhập thấp, có tỷ lệ béo phì ở bà mẹ và trẻ em cao. Nhóm nghiên cứu đã phân tích hồ sơ y tế từ hơn 1.500 cặp mẹ con, bao gồm cả thông tin được thu thập trước, trong và sau khi mang thai. Để đánh giá nồng độ acid folic của một người mẹ trong quá trình mang thai, các nhà nghiên cứu đã đo acid folic từ mẫu huyết tương. Nhóm nghiên cứu tìm thấy nồng độ acid folic của mẹ, có liên quan tới tình trạng béo phì ở con. Mức thấp nhất của acid folic của người mẹ tương quan với nguy cơ cao nhất của trẻ béo phì.

Phụ nữ mang thai cần được bổ sung acid folic đầy đủ.

Bổ sung acid folic như thế nào?

Trong khi mang thai, phụ nữ thường được khuyên nên bổ sung axit folic, thường ở dạng hỗn hợp đa vitamin trước khi sinh, để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh cho trẻ. Bổ sung đầy đủ vitamin này, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ giúp bảo vệ cho sự phát triển của một đứa trẻ. Hiện nay khuyến cáo phụ nữ đang có kế hoạch mang thai dùng 400 mcg tương đương 0,4 mg acid folic hàng ngày và dùng trước 03 tháng có thai, trong khi phụ nữ có thai được khuyên dùng 600 mcg tương đương 0,6 mg acid folic hàng ngày. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang nghiên cứu sâu hơn để xác định mức độ cao hơn hoặc tối ưu, chứ không phải là tối thiểu của lượng axit folic trong giai đoạn thai kỳ.

Việc bổ sung acid folic bằng cách uống Thu*c là rất cần thiết. Phụ nữ có ý định có thai và đang mang thai lưu ý là việc bổ sung này cần được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn dùng Thu*c cho đúng liều, đúng cách, đúng thời điểm đối với từng thể trạng và khả năng hấp thu của từng người, nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ mang thai và trẻ sau này.

Như vây, giờ đây phụ nữ mang thai uống acid folic không những để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh mà có thể làm giảm nguy cơ béo phì ở trẻ sinh ra, nhất là các bà mẹ mang thai đang bị béo phì

TS.BS. Lê Thanh Hải

(Nih, nytimes và medicaldaily)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/giam-nguy-co-beo-phi-o-tre-neu-me-bo-sung-acid-folic-khi-mang-thai-n150142.html)
Từ khóa: acid folic

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY