Quá tải ở các bệnh viện tuyến trên đã và đang là vấn đề “nóng”. Trước đây chúng ta đã từng đưa ra những hành động quyết liệt: dẹp bàn ghế kê giường ở hội trường,
Quá tải ở các bệnh viện tuyến trên đã và đang là vấn đề “nóng”. Trước đây chúng ta đã từng đưa ra những hành động quyết liệt: dẹp bàn ghế kê giường ở hội trường, triển khai Đề án 1816 đưa bác sĩ ở các bệnh viện tuyến trên về các bệnh viêm tuyến dưới làm việc... Sau nhậm chức thời gian ngắn, Bộ trưởng đã đi thị sát. Và, lòng bà đau khi chứng kiến cảnh người bệnh phải nằm dưới gầm giường. Quá tải thảm thiết như vậy không đau buồn sao được?!
Chữa bệnh “quá tải” cũng như chữa các bệnh khác. Trước hết phải chẩn đoán đúng bệnh, sau đó phải có đủ Thu*c và đủ phương tiện kỹ thuật và trên hết là nguồn nhân lực phải đủ khả năng thực hiện 2 điều trên. Nếu không làm được tốt việc khám chữa bệnh thì đương nhiên người bệnh sẽ bỏ đi, sẽ xin đi, sẽ dồn đến nơi làm tốt. Tôi đã từng được nghe và viết lại: Các ông đi nước ngoài thì chúng tôi về Hà Nội. Nguyên nhân quá tải ở các bệnh viện lớn của Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và “chảy máu ngoại tệ” do chữa bệnh cũng dễ hiểu mà thôi.
Ngành y tế đã bắt đúng bệnh và chữa cũng trúng: thiếu chỗ nằm thì kê thêm giường, năng lực kém thì bổ sung và đào tạo... Cuối năm 2009, tôi đi làm việc tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Đăk Lăk. Tôi làm được vài việc: chuyển giao được kỹ thuật mở màng phổi, đặt tĩnh mạch trung tâm, cứu được vài ba bệnh nhân ho ra máu nặng, một người bệnh hen ác tính... Nhưng thấy rằng điều kiện làm việc không được bằng ở Bệnh viện Phổi Trung ương.
Chẳng hạn để mở màng phổi tôi phải dùng dây hút nhớt mà không có xông chuyên dụng. Bệnh nhân ho ra máu nặng thiếu máu phải chuyển đi bệnh viện đa khoa tỉnh mới truyền được máu... nhưng đó là những chuyện nhỏ. Khi lãnh đạo Bộ lên thăm bệnh viện, tôi thấy Giám đốc Trần Vinh đề nghị có máy chụp CT, máy soi phế quản, máy thở... tầm vĩ mô Bộ đã tính đủ. Các bệnh viện tuyến dưới cũng phải được trang bị đầy đủ vật tư kỹ thuật.
Ngoài sự non kém của tuyến dưới, nguyên nhân quá tải còn ở yêu cầu của người bệnh là phải được chăm sóc tốt nhất. Đó là một yêu cầu chính đáng không thể khác được. Chính vì vậy mà nhiều trường hợp hoàn toàn có thể xử lý được ở tuyến dưới nhưng vẫn vượt tuyến, vẫn xin đi, giữ ở lại thì khóc lóc, ai nỡ từ chối. Không thì nhờ những mối quan hệ tình thâm chỉ cần gọi điện thôi cũng đã không dám từ chối. Chí Phèo lên thì đe nẹt, lăng mạ, chửi bới...
giảm tải">
giảm tải được không? Giảm được. Sẽ không còn 2 - 3 bệnh nhân chung một giường. Sẽ không còn cảnh bệnh nhân phải nằm ngoài hành lang, hay nằm dưới gầm giường. Sẽ giảm được với sách lược của Bộ Y tế đã và đang thực hiện. Đó là nâng cao năng lực cho tuyến dưới, xây thêm bệnh viện, hiệp sức với các chính sách hợp lý của bảo hiểm y tế... Sách lược đó không thể hoàn tất một sớm một chiều. Xin đừng so sánh với giao thông vận tải. Muốn phân luồng là phân luồng. Muốn đổi giờ thì đổi giờ. Còn cấm và phạt ư? Y đức không cho phép.
BS. Thành An