Khoa học hôm nay

Giao phối ầm ĩ khiến ruồi thiệt mạng

Không la thét lúc “lên đỉnh” nhưng các con ruồi sẽ dùng đôi cánh của chúng tạo ra tiếng động ầm ĩ lúc giao hoan. Các nhà nghiên cứu phát hiện, những âm thanh náo động này có thể lọt tới tai lũ dơi háu đói, khát mồi.

Một cặp ruồi đang ân ái. Ảnh: Live Science

Trong một nghiên cứu được đăng tải chi tiết trên tạp chí current biology, chuyên gia stefan greif thuộc viện điểu cầm học max planck ở đức và các cộng sự nhận thấy, lũ dơi dường như không chú ý tới các con ruồi khi chúng đậu hoặc di chuyển bằng chân trên trần nhà. điều đó gợi ý rằng, có thể chính những âm thanh ầm ĩ lúc giao phối đã khiến các con ruồi trở thành miếng mồi ngon cho lũ dơi.

Theo trang live science, tại một chuồng bò ở marburg, đức, nhóm nghiên cứu đã quay phim các chuyển động của 9.000 con ruồi nhà trong 4 năm. kết quả cho thấy, các con ruồi hiếm khi bay vào ban đêm và thời điểm này chúng chủ yếu chỉ đậu hoặc đi trên trần nhà. những tiếng động yếu ớt, xuất hiện với tần suất thấp do các cử động như vậy gây ra dường như bị chìm nghỉm trong rừng âm thanh nền mạnh hơn.

Khi một cặp ruồi nhà giao phối, con cái sẽ dang rộng cánh trong khi con đực vỗ cánh liên tục ở phía trên nó. hành động này được cho là nguyên nhân gây ra tiếng động khiến cặp tình nhân thu hút sự chú ý của lũ dơi săn mồi. trong nghiên cứu, khoảng 26% các cặp ruồi bị dơi tấn công trong lúc ân ái và hơn nửa số chúng bị ăn thịt.

Để kiểm tra xem liệu các âm thanh giao phối có thực sự khiến ruồi trở thành bữa điểm tâm của dơi hay không, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các cặp ruồi ch*t, đặt trong tư thế ân ái trên trần nhà. quan sát cho thấy, lũ dơi không bao giờ tấn công những con ruồi ch*t. chúng chỉ nhắm tập kích những cặp tình nhân ầm ĩ khi làm “chuyện ấy”.

Các nhà nghiên cứu tuyên bố, đây chỉ là một trong số những cuộc nghiên cứu ít ỏi cho thấy các động vật đang giao phối có nguy cơ cao trở thành miếng ăn cho những kẻ săn mồi. các cuộc nghiên cứu tương tự khác thường nhằm vào động vật giáp xác, muỗi nước, côn trùng trên cạn như châu chấu australia.

1

Theo Tuấn Anh/Vietnamnet

Link bài gốc Lấy link

https://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/sex-am-i-khien-ruoi-thiet-mang-81921.html

Theo Tuấn Anh/Vietnamnet

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/giao-phoi-am-i-khien-ruoi-thiet-mang/20210206075225857)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Côn trùng cắn để lại những vết thương nhỏ nhưng chúng có thể khiến bạn Tu vong nhanh chóng khi không xử lý kịp thời.
  • Mới đây, BVĐK tỉnh Bình Định tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Xuân Hồng (46 tuổi) bị côn trùng lạ bay vào tai trái. Tại đây, các bác sĩ đã nhanh chóng nội soi, gắp ra.
  • Nếu can thiệp đúng và sớm ngay sau khi bị côn trùng đốt sẽ hạn chế được những biến chứng xấu, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng do nọc độc côn trùng gây ra.
  • Nhỏ oxy già hoặc nước ấm ngay sau khi bị côn trùng chui vào tai có thể giúp lấy được chúng ra khỏi tai.
  • Một số vết cắn của côn trùng không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy và cảm giác khó chịu.
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Tế bào gốc là loại tế bào đặc biệt, nó thay thế và tái tạo lại các mô bị ảnh hưởng bởi bệnh tật, tuổi tác... Nghiên cứu tế bào gốc đem lại hy vọng…
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY