Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Giữ vệ sinh môi trường tốt - giải pháp hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19

Khi đưa người dân về địa phương, điểm đi/đến phải được chấp thuận

Tại hà nội, ở các khu chung cư, các khu phố, hầu hết người dân đã chủ động thực hiện các yêu cầu phòng dịch như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách với người bên cạnh và thực hiện nhiều biện pháp vệ sinh môi trường để bảo vệ sức khỏe chính mình cũng như sức khỏe cộng đồng.

Đảm bảo vệ sinh môi trường trong giai đoạn giãn cách xã hội

Theo ghi nhận của PV Báo Nhà báo & Công luận, trong đợt dịch này tại nhiều khu chung cư trên địa bàn Thủ đô, người dân đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng dịch. Với đặc điểm mật độ tập trung đông dân, dễ lây lan dịch bệnh, việc duy trì thói quen vệ sinh sạch sẽ thực hiện các biện pháp phòng dịch đã trở thành công việc thường xuyên bắt buộc. 

Chị Phùng Thị Vân A sống ở khu chung cư Gemek II - xã An Khánh – huyện Hoài Đức - TP. Hà Nội cho biết: “Rút kinh nghiệm từ dịch lần trước, lần này các hộ gia đình chúng tôi cũng chủ động hơn lau dọn nhà cửa sạch sẽ. Trong sinh hoạt hằng ngày thì phân loại rác thải. Khi vào thang máy thì đều hạn chế nói chuyện và thường xuyên rửa tay bằng nước sát khuẩn”.

Anh Nguyễn Tiến Đ, đại diện khu chung cư HPC Landmak 105 - Tố Hữu - Hà Đông - Hà Nội thì chia sẻ: “Trong giai đoạn giãn cách xã hội, chúng tôi cũng thường xuyên đăng tải các thông tin về dịch Covid-19 lên nhóm cư dân và yêu cầu mọi người thực hiện đúng việc giãn cách, đảm bảo vệ sinh môi trường. Chỉ ra ngoài trong trường hợp cần thiết. Một số hộ dân ban đầu cũng không đồng tình, thậm chí còn đi thể dục vòng quanh hành lang và lấy lý do là đi đổ rác, tuy nhiên sau khi chúng tôi giải thích cụ thể thì cũng đã chấp hành”.

Có mặt tại một số địa điểm thu gom rác trên địa bàn thành phố, pv nhận thấy những công nhân vệ sinh môi trường tất bật hoàn thành công việc và luôn trong trạng thái “kín bưng” để đảm bảo phòng chống dịch. 

Chia sẻ về điều này, chị H, nhân viên một công ty môi trường trên địa bàn Hà Nội cho biết: “Đây là công việc thu gom hằng ngày nên tiếp xúc với rất nhiều chất thải sinh hoạt và trên đường thì tiếp xúc rất nhiều người nên nguy cơ lây nhiễm dịch rất cao. Do đó chúng tôi cũng thường xuyên đeo khẩu trang, đeo kính chống giọt bắn, tiến hành phun khử khuẩn định kỳ hai ngày một lần”.

Theo tìm hiểu của PV, tại nhiều khu vực, công nhân môi trường đô thị cũng hướng dẫn người dân để riêng rác thải là khẩu trang, lọ nước sát khuẩn đã dùng hết vào từng túi phân loại với rác thải sinh hoạt hằng ngày để đảm bảo vệ sinh môi trường. 

Ở khu vực ngoại thành, khi dịch chưa bùng phát thì hằng ngày đều có xe thu gom rác đi đến từng gia đình để vận chuyển rác đi. tuy nhiên, do giai đoạn cách ly xã hội nên 2, 3 ngày mới có công nhân đi thu gom. dẫu vậy, công tác đảm bảo vệ sinh môi trường ở các khu vực này cũng được nâng cao nhờ ý thức tự giác của người dân. 

Nói thêm về điều này, chị Nguyễn Thuỳ Linh ở xã Vân Hà, huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội cho biết: “Gia đình chúng tôi có 7 người, đặc biệt lại có cháu nhỏ nên lượng rác thải sinh hoạt khá nhiều. Có ngày đến 3, 4 túi bóng to. Trước khi cách ly xã hội thì hằng ngày tôi đều mang ra điểm tập kết rác, tuy nhiên thời điểm này phải để rác trong nhà một thời gian. Được sự hướng dẫn của các anh chị công nhân nên gia đình chúng tôi đã kiếm 1 thùng phi to, để rác vào đó, đóng nắp lại và đến ngày xe rác đi qua sẽ mang ra đổ”.

Cần thực hiện 5 biện pháp cấp bách

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhằm tăng cường xử lý chất thải phát sinh do dịch bệnh Covid-19, các địa phương cần tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ cấp bách sau:

Một là, tăng cường chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở y tế, khu vực điều trị và chăm sóc bệnh nhân, khu cách ly (cách ly tập trung, cách ly tại nhà và các khu cách ly khác) tại địa phương thực hiện công tác thu gom, lưu giữ và chuyển giao chất thải sinh hoạt, chất thải y tế phát sinh do dịch Covid-19 theo đúng quy định tại Quyết định số 3455/QĐ-BCĐQG ngày 05/8/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 về “Hướng dẫn quản lý chất thải và vệ sinh trong phòng, chống dịch Covid-19”.

Hai là, chỉ đạo chính quyền các cấp ở địa phương để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc các biện pháp quản lý chất thải y tế, chất thải sinh hoạt phát sinh do dịch bệnh Covid-19 tại các khu vực: nơi làm việc, ký túc xá cho người lao động, hộ gia đình, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng, khu chung cư, tại lễ tang.

Ba là, chủ động liên hệ với các cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng xử lý chất thải y tế nguy hại đã được cấp phép xây dựng phương án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường.

Bốn là, trường hợp các cơ sở xử lý chất thải tại địa phương không đảm bảo đủ năng lực xử lý hoặc không đủ năng hạ tầng xử lý chất thải y tế phát sinh do dịch bệnh Covid-19 tại địa phương, cần chủ động liên hệ với các địa phương khác có cơ sở xử lý chất thải y tế để hỗ trợ.

Năm là, tăng cường chỉ đạo công tác thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải trên địa bàn; khẩn trương xây dựng, điều chỉnh phương án xử lý chất thải y tế và tổ chức thực hiện kế hoạch thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải y tế tại địa phương cho phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19, đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường. 

Theo chỉ đạo chung của bộ, các khu cách ly y tế tập trung của các địa phương nghiêm túc tuân thủ theo đúng quy trình từ thu gom, vận chuyển đến xử lý rác thải y tế; thực hiện phun hóa chất khử khuẩn nguồn rác và chuẩn bị phương án xử lý phù hợp, không để rác tồn đọng lâu, ảnh hưởng đến môi trường sinh hoạt của khu cách ly. 

Các lực lượng chức năng thường xuyên nhắc nhở, tuyên truyền, vận động các công dân ở các khu cách ly liên quan đến dịch Covid-19 tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của cơ quan chuyên môn trong bảo đảm vệ sinh môi trường, thu gom xử lý rác thải.

Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm covid-19 qua chất thải, ban chỉ đạo phòng, chống dịch covid-19 tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành, đoàn thể, ubnd các huyện, thành phố tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân không vứt rác bừa bãi, đặc biệt là khẩu trang đã qua sử dụng; các xã, phường, thị trấn bố trí thêm các thùng thu gom rác, hướng dẫn phân loại, bỏ rác tại các điểm công cộng (chợ, siêu thị, bến xe, cơ sở văn hóa, thể thao...) để thu gom rác thải.

Hoàng Dương

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/giu-ve-sinh-moi-truong-tot--giai-phap-ho-tro-phong-chong-dich-covid-19-post148454.html)

Tin cùng nội dung

  • Một nữ công nhân ở Cà Mau trong quá trình phân loại rác đã tình cờ phát hiện chiếc bóp có nhiều vàng. Chị giao nộp cho cơ quan công an tìm chủ sở hữu nhưng đã 1 năm mà không ai đến nhận. Trong khi đó, chị bị mất việc và lâm cảnh khốn cùng.
  • Viêm gan A và viêm gan E mặc dù đều là bệnh truyền nhiễm cấp tính thông qua đường tiêu hóa phân và miệng,
  • Bộ Y tế đã phân công 15 bệnh viện thành lập các tổ y tế, mỗi tổ gồm 2 bác sỹ, 2 điều dưỡng, 1 lái xe và 1 xe cứu thương được trang bị đầy đủ cơ số Thu*c, trang thiết bị y tế... để phục vụ cho lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành 2/9/2015
  • Trong điều kiện lũ lụt, không có nước sạch thì đau mắt đỏ (viêm kết mạc) cũng là bệnh thường gặp, rất dễ lây lan và phát thành dịch.
  • Tác nhân gây bệnh là con cái ghẻ Sarcoptes scabiei. Bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp giữa người với người hoặc gián tiếp qua đồ dùng, phổ biến vào mùa lũ, khi tiếp xúc với môi trường ẩm ướt, thiếu vệ sinh.
  • Nguồn nước tù đọng, thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện cho muỗi và virut sinh sôi nảy nở gây bệnh cho người. Do đó cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, diệt bọ gậy (lăng quăng) và phòng chống muỗi đốt.
  • Sau mưa lũ là điều kiện để phát sinh nhiều loại bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng.
  • Trong khi dịch bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng ở một số địa phương, tuy nhiên khi cán bộ đi tuyên truyền, phun Thu*c muỗi một số hộ gia đình, người dân không hợp tác như: Không mở cửa cho cán bộ y tế vào nhà kiểm tra vệ sinh môi trường diệt bọ gậy hoặc phun hoá chất diệt muỗi...
  • Bệnh lây qua đường tiêu hóa nên biện pháp phòng bệnh chủ yếu là vệ sinh ăn uống. Thực hiện ăn chín, uống sôi; vệ sinh môi trường tốt, xử lý phân hợp vệ sinh; tuyệt đối không dùng phân tươi để bón rau.
  • Hiện nay, tình trạng xe chở vật liệu, rác thải... làm rơi vãi gây ô nhiễm môi trường, nguy hiểm cho phương tiện không còn chỉ là những chuyện vặt như thứ rác thải rơi ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY