Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Giúp người bệnh hen sống khỏe trong đại dịch

Ngày nay, với tiến bộ của khoa học, bệnh hen không còn là nỗi lo quá lớn đối với bệnh nhân và bác sĩ.

Ðặc biệt, trong khi dịch COVID-19 vẫn rất khó lường như hiện nay, người bệnh hen cần kiểm soát bệnh tốt để hạn chế thấp nhất các rủi ro.

Kiểm soát và điều trị bệnh hen

Hen phế quản là một bệnh mạn tính không thể chữa khỏi được, thường đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính đường dẫn khí. Đối với hầu hết người lớn và một số trẻ em bị hen, tình trạng này thường kéo dài. Viêm đường hô hấp vẫn tồn tại theo thời gian, thậm chí giữa các cơn cấp tính và góp phần đáng kể vào các triệu chứng hàng ngày đối với một số người. Nếu viêm đường hô hấp không được điều trị, nó có thể khiến đường thở hẹp dần. Chức năng phổi cũng sẽ giảm.

Kiểm soát tốt bệnh hen sẽ hạn chế được các rủi ro. Ảnh: TM

Kiểm soát tốt bệnh hen sẽ hạn chế được các rủi ro. Ảnh: TM

Mục tiêu điều trị hen là kiểm soát được bệnh. Kiểm soát bệnh tốt sẽ ngăn ngừa được các triệu chứng dai dẳng và khó chịu, như ho và hụt hơi; Giảm nhu cầu dùng các loại Thu*c cắt cơn; Giúp giữ được chức năng phổi tốt. Cho phép giữ được mức độ hoạt động bình thường và ngủ yên được suốt cả đêm; Ngăn ngừa các cơn hen cấp có thể khiến phải đến phòng cấp cứu hoặc phải nhập viện

Để kiểm soát bệnh hen, hãy cộng tác với bác sĩ để quản lý bệnh hen. Giữ vai trò tích cực để kiểm soát hen liên quan đến:

Làm việc với bác sĩ để điều trị các tình trạng khác, vốn có thể tác động đến việc quản lý hen.

Tránh những gì làm bệnh  hen nặng hơn (các yếu tố kích phát hen). Tuy nhiên, có một yếu tố kích phát không nên tránh là vận động thể lực vì đây là một phần quan trọng của sống khỏe mạnh. Nói chuyện với bác sĩ về những Thu*c có thể giúp giữ được sự năng động.

Làm việc với bác sĩ và người chăm sóc y tế để lập ra và tuân theo một kế hoạch điều trị, đưa ra hướng dẫn về cách sử dụng Thu*c đúng mức, tránh những yếu tố kích phát, theo dõi mức độ kiểm soát hen, đáp ứng với tình trạng hen đang nặng lên và cấp cứu khi cần thiết.

Hen được điều trị với 2 loại Thu*c: Thu*c kiểm soát dài hạn và Thu*c cắt cơn. Thu*c kiểm soát dài hạn giúp làm giảm viêm đường thở và ngăn ngừa các triệu chứng hen. Thu*c cắt cơn hoặc cấp cứu làm giảm các triệu chứng hen có thể bùng phát bất cứ lúc nào.

Điều trị ban đầu sẽ tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh hen. Việc điều trị hen sau đó sẽ tùy thuộc vào mức độ kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa các cơn hen.

Mức độ kiểm soát hen có thể thay đổi theo thời gian và với những thay đổi trong môi trường nhà ở, trường học hoặc nơi làm việc. Những thay đổi này có thể làm biến đổi thời lượng tiếp xúc với những yếu tố vốn khiến cơn hen có thể xấu hơn.

Bác sĩ có thể cần phải tăng Thu*c nếu các cơn hen không kiểm soát được. Mặt khác, nếu hen được kiểm soát tốt trong vòng vài tháng, bác sĩ có thể giảm Thu*c. Những điều chỉnh Thu*c này sẽ giúp người bệnh giữ được sự kiểm soát tốt nhất với ít Thu*c nhất.

Điều trị hen đối với một nhóm người đặc biệt (như trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc người có các triệu chứng hen khi vận động) sẽ được điều chỉnh để đáp ứng những nhu cầu cụ thể của họ.

Tuân thủ kế hoạch điều trị

Người bệnh có thể làm việc với bác sĩ để lập ra một kế hoạch điều trị. Kế hoạch này sẽ mô tả các điều trị hàng ngày, như: sử dụng các loại Thu*c nào và khi nào sử dụng. Kế hoạch này cũng sẽ giải thích khi nào cần gọi bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu.

Với trẻ nhỏ bị hen, tất cả mọi người chăm sóc bé nên biết về kế hoạch điều trị của bé, bao gồm bảo mẫu và nhân viên tại các nhà trẻ, trường học và trại hè. Họ sẽ giúp bé tuân theo kế hoạch điều trị.

Tránh yếu tố có thể làm bệnh hen nặng hơn

Nhiều thứ thường gặp (đôi khi được gọi là các yếu tố kích phát hen) có thể khởi phát hoặc làm nặng thêm các triệu chứng bệnh. Đó là những thứ nên tránh tiếp xúc như: phơi nhiễm phấn hoa hoặc ô nhiễm không khí khiến chứng hen suyễn nặng hơn. Nếu vậy, hãy cố gắng hạn chế thời gian ở ngoài trời khi nồng độ các chất này ngoài khí trời đang cao. Nếu lông thú kích phát các triệu chứng hen suyễn, hãy giữ thú cưng có lông ở ngoài nhà hoặc ở ngoài phòng ngủ.

Nếu các triệu chứng suyễn có liên quan rõ ràng đến các dị nguyên và người bệnh không thể tránh các dị nguyên này, bác sĩ có thể khuyên người bệnh giải dị ứng đối với các dị nguyên cụ thể kích phát các triệu chứng hen này.

Người bệnh cũng có thể cần gặp một chuyên gia nếu nghĩ đến việc giải dị ứng. Những liều Thu*c này có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa các triệu chứng suyễn nhưng chúng không thể chữa khỏi bệnh hen.

Một số tình trạng sức khỏe có thể làm cho bệnh hen khó quản lý hơn, bao gồm sổ mũi, nhiễm trùng xoang, bệnh trào ngược, ức chế tâm lý và ngưng thở lúc ngủ. Bác sĩ cũng sẽ điều trị những tình trạng này để giúp bạn kiểm soát bệnh hen và sống khỏe.

BS. Ngọc Mai

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/giup-nguoi-benh-hen-song-khoe-trong-dai-dich-n173969.html)

Tin cùng nội dung

  • Suy thận mạn tính là tổn thương không phục hồi của các đơn vị thận, làm chức năng thận suy giảm dần dần và vĩnh viễn theo thời gian.
  • Người bị bệnh thận hay băn khoăn nên uống nước như thế nào là đủ? Vì thận yếu, uống nhiều sợ làm thận yếu thêm, nhưng uống ít lại e là cơ thể không đủ nước.
  • Chị tôi năm nay 32 tuổi, hơn một năm trước chị ấy bị phù toàn thân, tái đi tái lại nhiều lần. Đã đi khám và bác sĩ cho biết bị viêm cầu thận mạn tính.
  • Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.
  • Bệnh dạ dày là bệnh thường gặp, trước kia bệnh được coi là nan y vì có nhiều biến chứng và hay đau tái phát.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY