Dinh dưỡng hôm nay

Gợi ý 5 món nhậu cực hợp để vợ đảm làm cho chồng nhâm nhi cuối tuần

Ngày mai cuối tuần, chị em có thể chuẩn bị một trong những món ngon và hấp dẫn này để ông xã và cả nhà nhâm nhi.

CHẠO TAI HEO

Nguyên liệu

- Tai heo: 1 cái khoảng 300-350g.

- 1 củ riềng khoảng 70-80g- 2 trái khế

- 15g vừng (mè)- 4-5 lá chanh.

- 3-4 củ sả, 1 củ tỏi, 2 trái ớt, 1 quả chanh.

- Các gia vị: muối, dấm, đường.

- Các loại rau ăn kèm: lá sung, lá đinh lăng, lá mơ và rau thơm các loại.

Cách làm:

Tai heo bóp sạch với chút muối và dấm, sau đó rửa sạch, rồi đem thui vàng.

Tai sau khi thui, rửa lại cho sạch rồi cho vào áp chảo cùng với vài lát riềng, sả lót dưới đáy chảo. Đun với lửa liu riu khoảng 10-15 phút, khi tai chín có màu vàng sậm, mùi thơm của thịt quyện cùng mùi thơm của sả của riềng.

Các loại lá, rau ăn kèm nhặt bỏ cành già, lá giập úa, rửa sạch, ngâm nước muối loãng 30 phút sau đó vớt ra rổ cho thật ráo nước.

Riềng rửa sạch, thái lát sau đó cho vào cối giã nhỏ hoặc cho vào máy xay, xay nhỏ. Khế rửa sạch, gọt bỏ viền xung quanh, bỏ hạt, lõi sau đó thái lát mỏng. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, bằm nhỏ. Ớt rửa sạch, xắt nhỏ. Lá chanh rửa sạch, thái nhỏ. Vừng rang chín.

Tai sau khi chín, thái thành những lát mỏng.

Tai sau khi thái mỏng, trước hết đem bóp cùng với khế chua ở trên sao cho vị chua của khế ngấm vào thịt. Tiếp đến cho riềng đã giã nhỏ ở trên cùng vài lát ớt, chút gia vị nêm nếm cho vừa miệng. Cuối cùng rắc chút vừng, lá chanh và vài lát sả trộn đều là được.

Chạo tai heoăn kèm với các loại lá như lá sung, lá lộc vừng, lá đinh lăng hoặc thêm chút lá mơ, rau thơm các loại. chấm cùng tương bần hoặc nước mắm chua ngọt. khi ăn mùi thơm của thịt nướng quyện cùng mùi thơm của riềng, sả, lá chanh tạo nên hương vị đậm đà, hấp dẫn cho món ăn này.

CHẠO CHÂN GIÒ

Nguyên liệu:

-Thịt chân giò: 500g

- Riềng: 150g

-4-5 củ sả

-3-4 quả khế chua

-20g vừng

-4-5 cái lá chanh

-Ớt, tỏi, muối, đường, chanh

-Rau ăn cùng: lá sung, lá đinh lăng hoặc các loại lá khác như lá mơ, rau thơm các loại.

Cách làm:

Thịt chân giò rửa sạch, để ráo sau đó đem thui vàng. Ngon nhất là bạn thui bằng rơm, nếu không có rơm bạn có thể quấn giấy xung quanh miếng thịt rồi thui hoặc cho lên bếp lửa thui vàng các mặt cũng được.

Thịt sau khi thui, rửa lại cho sạch rồi cho vào áp chảo cùng với vài lát riềng, sả lót dưới đáy chảo. Đun với lửa liu riu khoảng 15-20 phút, khi thịt chín có màu vàng sậm, mùi thơm của thịt quyện cùng mùi thơm của sả của riềng.

Riềng rửa sạch, thái lát sau đó cho vào cối giã nhỏ hoặc cho vào máy xay, xay nhỏ. Khế rửa sạch, gọt bỏ viền xung quanh, bỏ hạt, lõi sau đó thái lát mỏng. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, bằm nhỏ. Ớt rửa sạch, xắt nhỏ. Lá chanh rửa sạch, thái nhỏ. Vừng rang chín.

Thái thịt thành những miếng mỏng.

Thịt sau khi thái mỏng, trước hết đem bóp cùng với khế chua ở trên sao cho vị chua của khế ngấm vào thịt. Tiếp đến cho riềng đã giã nhỏ ở trên cùng vài lát ớt, chút gia vị nêm nếm cho vừa miệng. Cuối cùng rắc chút vừng, lá chanh và vài lát sả trộn đều là được.

Chạo chân giòăn kèm với các loại lá như lá sung, lá lộc vừng, lá đinh lăng hoặc thêm chút lá mơ, rau thơm các loại. chấm cùng tương bần hoặc nước mắm chua ngọt. khi ăn mùi thơm của thịt nướng quyện cùng mùi thơm của riềng, sả, lá chanh tạo nên hương vị đậm đà, hấp dẫn cho món ăn này.

NEM NẮM

Nguyên liệu:

- Thịt mông sấn: 500gr (nếu thích ăn nhiều bì thì thêm khoảng 200gr bì)

- Tỏi: 1 củ to

- Lá sung, thính gạo, nước mắm, gia vị…

Cách làm:

Thịt lợn rửa sạch, luộc với lượng nước vừa đủ. Luộc vừa chín tới, vớt ra đĩa để thịt nguội.

Tách riêng bì ra.Lưu ý không lạng bớt phần mỡ đi vì nếu bỏ mỡ đi nhiều thì nem sẽ bị khô.

Thái sợi phần bì và băm nhỏ thịt. Tỏi bóc vỏ, giã nhỏ, thêm thính, 1 thìa nước mắm ngon, 1 thìa gia vị (hoặc hạt nêm) vào rồi trộn đều với bì và thịt băm nhỏ. Nắm nem thành từng nắm chặt tay, ăn cùng với nước mắm nguyên chất hoặc nước mắm pha chua ngọt đều ngon.

MĂNG THỊT TRỘN THÍNH

Nguyên liệu:

- Măng củ tươi: 300g

- Thịt ba chỉ heo: 150g- 50g đậu phộng

- 20g vừng trắng

- 20g thính gạo

- 1 củ tỏi, ớt, lá chanh

- Gia vị: muối, đường, mì chính.

- 1 cái bánh tráng nướng.

Thực hiện:

Măng tươi lột vỏ, bỏ phần già, chỉ lấy phần non. Thái lát mỏng sau đó thái sợi nhỏ, ngâm nước muối loãng khoảng 60 phút, cứ 15-20 phút lại thay nước một lần cho xả hết đắng và phần độc tố trong măng.

Bắc một nồi nước sôi, thêm chút xíu muối và cho măng vào luộc chín khoảng 5 phút.

Sau đó đổ măng ra rổ cho thật ráo.

Thịt ba chỉ rửa sạch, cho vào luộc chín cùng với chút muối cho thịt được ngấm. Thịt chín, vớt ra để nguội, cũng thái sợi nhỏ.

Đậu phộng rang chín, bóc vỏ, giã giập, chú ý món này thì đậu phộng giã nhỏ hơn so với các món gỏi thông thường nhé. Vừng trắng cũng rang chín, giã nhỏ. Lá chanh rửa sạch, thái nhuyễn. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, đập nát sau đó bằm nhỏ. Ớt rửa sạch, xắt lát.

Măng sau khi luộc chín, để thật ráo rồi cho vào 1 cái tô lớn, thêm thịt heo đã thái sợi ở trên vào cùng. Ướp với chút muối, mì chính, tỏi, ớt và chút xíu đường (cho vị hài hòa hơn), nêm nếm vừa miệng rồi để khoảng 15 phút cho ngấm.

Trước khi ăn trộn măng đã ướp gia vị ở trên với thính gạo, vừng trắng và đậu phộng, thêm chút lá chanh đã xắt nhuyễn nữa là được.

Món này ăn cùng với bánh tráng nướng đặc trưng của người miền trung, bẻ một miếng bánh tráng nướng, xúc phập từ lòng đĩa để tất cả các nguyên liệu từ măng tươi, thịt, thính gạo, vừng, đậu phộng, ớt, lá chanh ...đều có đầy đủ trên miếng bánh hòa quyện với nhau tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho món ăn này.

NEM TAI THÍNH

Nguyên liệu:

- Tai lợn: 1 cái- Thính: 100 g- Cà rốt: 1 củ; Dưa chuột: 1 quả; Chuối xanh: 1 quả; Dứa: 1 quả- Chanh tươi: 1-2 quả- Tỏi: 1 củ; Ớt: 1 quả- Raucác loại (lá sung, lá đinh lăng, rau húng quế…)- Gia vị: Đường, mắm ngon, bột canh...

Cách làm:

Tai lợn làm sạch, luộc chín, thái mỏng. (Để tai lợn được trắng lên ngâm tai lợn vào âu nước sôi để nguội, thêm vài viên đá).

Rau các loạirửa sạch, ngâm nước muối loãng.

Cà rốt, dưa chuột, dứa, chuối xanh rửa sạch, thái chỉ. (Nên ngâm củ quả bằng nước sôi để nguội).

Pha nước mắm chấm nem cuốn theo tỷ lệ: Cứ 1 thìa nước mắm, thêm 1 thìa đường, 1 thìa nước cốt chanh, 1 thìa nước nguội sau đó cho thêm ớt, tỏi băm vào.

Khi thái xong tai lợn cho vào một cái âu sạch. Cứ một lớp tai thêm 1 lớp thính và thêm 1 thìa mì chính, 1 thìa bột canhrồi trộn đều rồi cho ra đĩa. Dùng lá sung cuộn lại với dưa chuột, cà rốt, dứa thái mỏng, ít lá đinh lăng và chấm mắm chua ngọt.

Món ăn có vị giòn giòn của tai heo, thơm bùi của thính cùng với vị chua cay, ngòn ngọt của nước chấm vô cùng hấp dẫn.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Link bài gốc Lấy link

https://phunuvietnam.vn/goi-y-5-mon-cuc-hop-cho-ong-xa-nham-nhi-vao-dip-cuoi-tuan-mat-me-51202018911394860.htm

Theo Phụ nữ Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/goi-y-5-mon-nhau-cuc-hop-de-vo-dam-lam-cho-chong-nham-nhi-cuoi-tuan/20201001041045435)

Tin cùng nội dung

  • Sự tiến bộ của y học hiện nay, cả tây y và đông y, có thể giúp các đôi vợ chồng tăng khả năng thụ thai.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY