Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Gừng; Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo ân hận mấy cũng muộn

Gừng vừa là gia vị vừa là Thu*c, có thể giúp ngăn ngừa được nhiều chứng bệnh. Tuy nhiên không phải ai ăn gừng cũng tốt, với một số người ăn gừng còn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Các chuyên gia y tế yêu cầu bệnh nhân tiểu đường uống trà gừng vào buổi sáng sớm vì nó giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Tinh dầu gừng giúp giải tỏa tinh thần, loại bỏ các trạng thái căng thẳng... chóng mặt, bồn chồn và lo lắng.

Ăn gừng tươi trước khi đi xe, máy bay... có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng say tàu xe.

Gừng có tính sát trùng nên có thể dùng trong điều trị ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra còn có thể điều trị nhiễm trùng đường ruột và kiết lỵ do vi khuẩn.

Củ gừng và tinh dầu gừng thường được sử dụng trong các trường hợp rối loạn dạ dày. Đây là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Trà gừng cũng được sử dụng để giảm bớt một số triệu chứng dạ dày và tăng cảm giác thèm ăn.

Gừng còn được biết đến với công dụng chống ung thư. do vậy bạn nên bổ sung gừng vào chế độ ăn hàng ngày của mình dưới dạng viên nang hay trà gừng hoặc sử dụng như một loại gia vị trong nấu nướng. ảnh minh họa: internet

Nhiều bác sĩ đông y cho rằng gừng có thể giúp ngăn ngừa bệnh và giúp tim mạch khỏe hơn, giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và giảm tỷ lệ đột quỵ do tim.

Do củ gừng và tinh dầu gừng tốt cho tiêu đờm, nó cũng có hiệu quả trong các vấn đề khác nhau về đường hô hấp như ho, cảm cúm, viêm phế quản, hen suyễn và khó thở.

Gừng còn được biết đến với công dụng chống ung thư. Do vậy bạn nên bổ sung gừng vào chế độ ăn hàng ngày của mình dưới dạng viên nang hay trà gừng hoặc sử dụng như một loại gia vị trong nấu nướng.

Gừng có tính nóng sẽ khiến thân nhiệt của người bệnh tăng cao, gây tổn thương các mạch máu, thậm chí là xuất huyết.

Gừng có tính sát trùng nên có thể dùng trong điều trị ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra còn có thể điều trị nhiễm trùng đường ruột và kiết lỵ do vi khuẩn. Ảnh minh họa: Internet

Uống nước gừng khi bị hạ huyết áp rất tốt, nhưng nếu dùng khi huyết áp tăng lại rất nguy hiểm. Bởi vì lúc này, gừng sẽ giống như chất kích thích, khiến bệnh nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến.

Gừng có thể tương tác với một số loại Thu*c, vì vậy khi uống Thu*c, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Tốt nhất không nên kết hợp gừng với một số loại Thu*c để hạ huyết áp, Thu*c kích thích hoạt động của cơ tim và chống loạn nhịp tim.

Trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày, khiến niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét. Những người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng ăn gừng thường xuyên sẽ khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

Gừng có tính nóng, có thể làm vỡ các mạch máu bị yếu. Do đó, những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu tử cung, bệnh trĩ không nên ăn gừng.

Gừng còn được biết đến với công dụng chống ung thư. do vậy bạn nên bổ sung gừng vào chế độ ăn hàng ngày của mình dưới dạng viên nang hay trà gừng hoặc sử dụng như một loại gia vị trong nấu nướng. ảnh minh họa: internet

Tuy gừng rất tốt để giảm các triệu chứng thai nghén như buồn nôn và nôn, tuy nhiên trong những tháng cuối thai kỳ, thai phụ nên hạn chế ăn gừng vì loại thực phẩm này có thể làm tăng huyết áp, gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

Gừng chỉ giữ được đầy đủ dược tính khi có cả vỏ, vì thế nếu gọt vỏ gừng trước khi sử dụng sẽ khiến gia vị này không phát huy hết tác dụng. Bạn chỉ cần rửa sạch gừng là đã có thể sử dụng.

Gừng thuộc tính nhiệt ăn nhiều có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt trong người.

Gừng tính nóng nên thích hợp dùng cho người cảm mạo, phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa... Chống chỉ định dùng gừng cho người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt.

Trong trường hợp đi nắng về bị say nắng, say nóng tuyệt đối không được dùng gừng.

Gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh, nó có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.

Quảng An (tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/gung-cuc-tot-va-cuc-doc-biet-ma-tranh-khi-an-keo-an-han-may-cung-muon-1507378.tpo)

Chủ đề liên quan:

ân hận cực độc cực tốt gừng khi ăn

Tin cùng nội dung

  • Thịt dê là loại thực phẩm thuộc hàng đặc sản, vốn được coi là cứu cánh cho bản lĩnh phòng the của quý ông. Tuy vậy ăn thịt dê cần lưu ý một số điều cấm kỵ kẻo lợi bất cập hại.
  • Nhiều người thường chan canh vào cơm hoặc vừa ăn vừa uống. Các chuyên gia khuyến cáo, đây là thói quen xấu, cần phải loại bỏ ngay.
  • Người mắc bệnh tiểu đường, tăng mỡ máu, cao huyết áp hay bệnh mạch vành cần thận trọng khi dùng bánh nướng, bánh dẻo.
  • Gừng là một gia vị rất quen thuộc và hầu như lúc nào cũng có sẵn ở ngăn bếp của các bà nội trợ.
  • Mangyte-Gừng từ lâu được coi là gia vị được sử dụng trong mỗi bữa ăn gia đình. Ngoài giá trị về dinh dưỡng thì gừng còn được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người.
  • Thủy hải sản là món ăn ngon, giàu đạm, dễ tiêu, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nó lại tiềm ẩn nguy cơ gây các bệnh nguy hiểm như giun sán, dị ứng và ngộ độc.
  • Ăn quá nhiều vào bữa sáng làm cơ thể buồn ngủ và lười hoạt động. Ăn thức ăn với nước trái cây hoặc nước sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa.
  • Tôi rất thích ăn cua biển nhưng không hiểu sao lần nào ăn cũng bị đau bụng. Có phải tôi bị dị ứng với cua không?
  • Từ nhỏ đến lớn em vẫn ăn được thịt gà và hải sản, nhưng khoảng 3 tháng nay em lại bị ngứa khi ăn hai thứ này.
  • Sau khi ăn no nếu lao động nặng, lượng thức ăn chưa kịp tiêu hóa có thể bị đẩy xuống phía dưới, làm dạ dày phải căng ra và lâu dần bị sa dạ dày.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY