Cây thuốc quanh ta hôm nay

Gừng tươi trị cảm, rối loạn tiêu hóa

Gừng là một gia vị thực phẩm không thể thiếu trong rất nhiều món ăn.
Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale Rosc., họ gừng (Zingibernacae). Trong củ gừng có 2 - 3% tinh dầu, ngoài ra còn có chất nhựa (5%), chất béo (3,7%), tinh bột và chất cay (zingeron, zingerola, shogaola…). Các chất trong gừng có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau và giảm ho, chống viêm, chống co thắt, chống nôn, chống loét và tăng kiện vận trong đường tiêu hóa, ức chế thần kinh trung ương… và có hoạt tính miễn dịch.

Theo Đông y, sinh khương vị cay, tính hơi ôn; vào các kinh phế, tỳ và vị. Có tác dụng điều vị, tán hàn giải biểu, ôn phế chỉ khái, ôn trung chỉ tả, giải độc. Dùng làm gia vị, khai vị, trợ tiêu hóa. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong hàn, đau bụng nôn ói tiêu chảy, đau bụng do ngộ độc tôm cua cá, ngộ độc nam tinh, bán hạ khi dùng không đúng quy cách. Nước ép gừng tươi có tác dụng tiêu đờm, chữa trúng phong mê man, kéo đờm cấm khẩu không nói được, thường kết hợp với trúc lịch; mỗi lần dùng 1 thìa canh. gừng tươi được bọc trong giấy bản, lùi vào đống tro nóng cho chín; dùng làm ấm bụng, trừ hàn, có thể trị giun do lạnh dạ dày. Gừng làm Thu*c giải độc nam tinh và bán hạ (bán hạ úy sinh khương). Liều dùng, cách dùng: 5 - 30g bằng cách đập giập hoặc thái lát.

Một số bài Thu*c trị bệnh có sinh khương

Tán hàn, giải biểu. Trị các chứng ngoại cảm phong hàn, đau đầu ngạt mũi: gừng tươi 12g, tô diệp 8g, phòng phong 12g. Sắc uống. Có thể kết hợp Thu*c hạ nhiệt giảm đau tây y (paracetamol, decolgen, efferalgan, tiffy…).

Ấm tỳ vị, cầm nôn, ngừng tiêu chảy

Bài 1: Tiểu bán hạ thang: sinh khương 12g, bán hạ 12g. Sắc uống. Chữa chứng dạ dày lạnh, nôn oẹ.

Bài 2: gừng nướng 60g, giã nát, rang, bọc bằng vải đắp lên rốn (phủ trên huyệt đan điền), đặt trong 1 - 2 giờ. Chữa tiêu chảy vì tỳ hàn, phân loãng không thối, sôi bụng đau thắt.

Tiêu nước, dịu ho. Trị chứng viêm phế quản mạn tính, tức ngực rồi hen, ho lâu không dứt, miệng không khát, nôn ra dãi nhớt màu trắng và tim hồi hộp: gừng tươi 160g, trà du long 160g, mật ong 160ml. Tất cả trộn đều. Ngày uống 2 lần (sáng và tối); mỗi lần 1 thìa canh, uống với nước.

Món ăn - Thu*c chữa bệnh có gừng tươi (sinh khương)

Mạch nha nước gừng: gừng tươi 30g, mạch nha 30g. Nấu lấy nước uống. Dùng tốt cho người viêm khí phế quản do cảm lạnh.

Hoặc: gừng tươi 10g, rửa sạch, đập giập, đường nha (di đường) 30g.

Các vị cho vào ấm pha trà, đổ nước sôi pha hãm trong 10 phút, uống nóng. Dùng thích hợp cho người tỳ vị hư nhược, lại bị mưa lạnh gây nôn, trẻ nhỏ nôn ói tiêu chảy.

Cháo gừng: gừng tươi 30g, gạo tẻ 150g. Gạo vo sạch cho vào nồi nấu cháo, gừng thái lát cho vào, khi cháo chín, thêm đường trắng liều lượng thích hợp, khuấy đều, cho ăn nóng. Dùng rất tốt cho trẻ em viêm khí phế quản do cảm lạnh, nôn ói đau bụng.

Nước gừng mật ong trộn bột hạnh nhân đào nhân: đào nhân 30g, hạnh nhân 15g. Nghiền nát đào nhân và hạnh nhân, trộn với nước gừng, mật ong liều lượng thích hợp cho ăn. Dùng tốt cho người suy hô hấp, thở gấp, hen suyễn mạn tính.

Nước gừng tử tô: tử tô tươi (cả cành lá) 30 - 60g, gừng tươi 20g. Các vị sắc lấy nước, thêm đường, uống. Dùng tốt cho người ăn cua cá gây đầy bụng không tiêu, rối loạn tiêu hóa.

Nước gừng cải củ: cải củ 250g (thái lát), gừng tươi 15 - 20g (thái lát), thêm ít đường đỏ. Các vị sắc lấy nước uống. Dùng thích hợp cho người viêm khí phế quản, viêm họng nhiều đờm.

Xôi nếp thịt bò nước gừng: gừng tươi 16g, giã nát thêm nước khuấy lọc lấy nước gừng khoảng 40ml, tương, dầu ăn để sẵn, 100 - 150g thịt bò thái lát nhỏ. Gạo nếp vo sạch ngâm khoảng 5 - 6 tiếng, đồ xôi, khi xôi chín cho thịt bò, nước gừng, tương dầu trộn đều, tiếp tục đồ thêm 15 phút cho chín thịt bò và thành món xôi thịt bò nước gừng. Ăn vào bữa chính, rất tốt cho người tỳ vị hư nhược cơ thể gầy yếu, phù nề, tiêu lỏng.

Ngũ thầm thang: gừng tươi 20g, kinh giới 20 - 30g, tử tô diệp 20 - 30g, trà 30g. Các vị sắc lấy nước, thêm đường đỏ khuấy đều, uống. Dùng rất tốt cho người bị ngoại cảm phong hàn (cảm cúm).

Kiêng kỵ: Người phổi nhiệt, ho khan, dạ dày nhiệt, nôn oẹ không dùng.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/gung-tuoi-tri-cam-roi-loan-tieu-hoa-n138178.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy trẻ em còn gọi là chứng rối loạn tiêu hóa, thực tích, tích trệ trẻ em. Bệnh có thể gặp ở thể cấp tính hay thể mạn tính.
  • Mùa hè với những đợt nắng nóng dài là nỗi lo sợ về sức khỏe của nhiều người. Nếu phòng chống không tốt, bạn sẽ rất dễ bị cảm nắng hay say nắng. Lương Y Nguyễn Mình sẽ giới thiệu tới bạn đọc một vài bài Thuốc sau để trị căn bệnh này.
  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY