Chẩn đoán và điều trị rối loạn nước điện giải hôm nay

Hạ Magnesi máu: chẩn đoán và điều trị

Các nguyên nhân gây hạ magnesi máu được nêu trong bảng. Gần một nửa bệnh nhân vào viện được kiểm tra điện giải đồ là có hạ magiê máu mà không nhận biết được trên lâm sàng.

Khoảng 50% tổng lượng magnesi cơ thể ở dạng không hòa tan trong xương, 45% nằm ở trong tế bào, chỉ có 5% là ở dạng hòa tan ngoài tế bào. Nồng độ bình thường trong máu là 1,5 - 2,5 mEq/L. Trong đó 1/3 gắn với protein và 2/3 ở dạng tự do. Thận là nơi đào thải ion magnesi.

Magnesi là một ion hoạt hóạ rất quan trọng; tham gia vào chức năng của nhiêu men có vai trò trong các phản ứng vận chuyển phosphat. Vai trò S*nh l* của magesi thể hiện phối hợp cùng calci trên hệ thần kinh trung ương. Magesi tác động trực tiếp lên điểm nối thần kinh cơ.

Khi nồng độ magesi huyết thanh biến đổi thường làm biến đổi nồng độ calci kèm theo. Tăng magesi máu gây ức chế bài tiết hormon cận giáp gây hạ calci máu. Hạ magiê máu lại có thể làm biến loạn sự đáp ứng của cơ quan đích đối với PTH.

Các nguyên nhân gây hạ magnesi máu được nêu trong bảng. Gần một nửa bệnh nhân vào viện được kiểm tra điện giải đồ là có hạ magiê máu mà không nhận biết được trên lâm sàng. Nguyên nhân chủ yếu là truyền quá nhiều dịch, dùng Thu*c lợi niệu, dùng cisplatin ở người ung thư (thường có hạ kali máu kèm theo), và dùng các chất độc với thận như kháng sinh nhóm aminosid hoặc Thu*c chống nâm loại amphotericin B.

Biểu hiện lâm sàng

Các triệu chứng và dấu hiệu

Yếu cơ, chuột rút, run là những triệu chứng phổ biến. Tăng kích thích hệ thần kinh cơ và thần kinh trung ương như: run, các động tác kiểu múa vờn, giật cơ, rung giật nhãn cầu, và dấu hiệu Babinski dương tính. Có thể gặp tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, loạn nhịp thất. Đôi khi lú lẫn và mất định hướng là triệu chứng nổi bật.

Bảng. Nguyên nhân hạ magnesi máu

Dấu hiệu cận lâm sàng

Ngoài hạ magnesi máu, hạ calci và hạ kali máu, có thể thấy khoảng QT kéo dài thường là do đoạn ST dài trên điện tâm đồ.

Điều trị

Thường là truyền dịch có chứa magnesi clorid hoặc sulfat magnesi với liều lượng từ 240 - 1200 mg/ngày (10 - 50 mmol/ngày) trong giai đoạn nặng, sau đó duy trì 120 mg/ngày (5 mmol/ngày). Có thể dùng magnesi sulfat, truyền tĩnh mạch 200 - 800 mg/ngày (8 - 33 mmol/ngày), chia 4 lần. Cần theo dõi nồng độ magnesi máu để điều chỉnh sao cho không vượt quá 2,5 mmol/L. Thường phải bổ xung kali và calci kèm theo. Ở người có hạ magnesi máu mạn tính có thể dùng magnesi oxyd, 250 - 500 mg/ ngày uống, chia đều 2 hoặc 4 lần. Hạ kali và hạ calci máu do hạ magnesi máu chỉ hồi phục khi được bổ xung magnesi.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoannuocdiengiai/ha-magnesi-mau-chan-doan-va-dieu-tri/)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY