Tổng lượng kali trong cơ thể là 50 mEq/kg; trên 95% lượng đó nằm trong tế bào. Khi nồng độ kali máu thấp dưới 4 mEq/L, thì cứ hạ 1 mEq/L kali máu sẽ làm thiếu hụt 4 - 5 mEq/kg tổng lượng kali của cơ thể. Hạ kali máu có thể là do cung cấp không đủ, do chuyển dịch vào nội bào, do mất kali qua thận, qua phân hoặc dò nhiều yếu tố trên phối hợp.
Hạ kali máu nhẹ và vừa thường có triệu chứng yếu cơ, mệt mỏi, chuột rút. Có thể bị táo bón hoặc tắc ruột cơ năng do yếu cơ trơn. Khi hạ kali máu nặng (< 2,5 mEq/L) sẽ có các dấu hiệu nhẽo cơ, giảm phản xạ gân xương, têtani, tiêu cơ vân.
Có thể gặp ST chênh xuống, sóng T thấp và giãn rộng, xuất hiện sóng U hoặc ngoại tâm thu thất trên điện tâm đồ. Hạ kali máu còn có thể gây tăng độc tính của digitalis.
Hạ kali có thể là do kali từ máu chuyển vào nội bào, do mất kali qua các con đường ngoài thận (hoặc cung cấp thiếu), hay mất qua thận. Kali sẽ tăng cường vào tố bào khi dùng insulin và đường, khi dùng các Thu*c kích thích hệ beta - adrenergic; còn Thu*c giống alpha - adrenergic thì ức chế kali vào tế bào. Những tác dụng của các loại Thu*c kể trên đều rất thoáng qua. Ở bệnh nhân bị chấn thương, có đến 50 - 60% có hạ kali máu nhẹ tự hồi phục, có lẽ do tăng tiết adrenalin. Khi mất kali ngoài thận (tiêu chảy, nôn), nồng độ kali niệu thấp (< 20 mEq/L); còn nồng độ > 40 mEq/L chứng tỏ mất kali qua thận (dùng corticoid, hội chứng Bartter, hội chứng Liddle). Gần đây, người ta phát hiện các biến dị gen khác nhau có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa nước, điện giải nói chung và kali nói riêng. Hạ kali do cam thảo do ức chế men 11β-hydroxysteroid dehydrogenase là men bất hoạt cortisol, nên giải phóng cortisol để gắn vào các thu thể aldosteron gây tác dụng giống aldosteron.
Cách điều trị đơn giản và an toàn nhất khi hạ kali nhẹ và vừa là uống, vì kali được hấp thu nhanh. Thường hay dùng dung dịch kali clorid có mùi khó chịu nên cho uống cùng nước trái cây. Dùng viên bọc hoặc viên giải phóng từ từ kali clorid có thể gây loét dạ dày hoặc loét ruột non. Chỉ truyền dung dịch kali khi hạ kali máu nặng và không thể uống được. Nếu kali máu > 2,5 mEq/L và không có dấu hiệu trên điện tim, chỉ cần truyền với tốc độ 10 mEq/L/giờ bằng dịch chứa không quá 40 mEq/L. Khi hạ kali nặng cần truyền nhanh hơn, có thể lên đến 40 mEq/L/giờ. Cần theo dõi điện tim liên tục và kiểm tra điện giải máu 3 - 6 giờ/lần. Đôi khi gặp hạ kali máu không đáp ứng với kali clorid. Rất có thể do có hạ magnesi máu kèm theo và cần bổ xung thêm magnesi.
Nguồn: Internet.
Chủ đề liên quan:
8 bệnh nhân 8 bệnh nhân khỏi bệnh bệnh nhân Bệnh nhân khỏi bệnh ca mắc ca mắc mới Các biện pháp các cơ chống dịch dịch covid điều trị dự kiến khỏi bệnh mắc mới nâng cấp sở y tế thêm ca mắc Thêm ca mắc mới