Chẩn đoán và điều trị rối loạn nước điện giải hôm nay

Tăng Kali máu: chẩn đoán và điều trị

Tăng kali máu sẽ gây yếu cơ, thậm chí liệt mềm; có thể gặp trướng bụng, tiêu chảy, Điện tim trong tăng kali máu không nhạy như trong hạ kali máu

Nhiều trường hợp tăng kali máu là giả hoặc do toan máu. Việc lấy máu tĩnh mạch nhiều lần có garo hoặc không rất dễ làm tăng kali máu lên 1- 2 mEq/L do tăng phóng thích kali từ cơ vân tại chỗ, rất hay gặp trong lâm sàng.

Bảng. Các nguyên nhân gây tăng Kali máu

Kali nội bào sẽ ra dịch ngoại bào khi toan máu, làm tăng kali máu: cứ giảm 0,1 pH thì kali máu sẽ tăng 0,7 mEq/L. Khi toan máu do các muối như NH4Cl hoặc acid như HCl, kali thoát ra khỏi tế bào rất mạnh; do Cl không thấm qua màng tế bào được, nên có sự trao đổi giữa ion H với ion K . Toan chuyển hóa do các acid hữu cơ như acid lactic hay cetonic thường không gây tăng kali máu, vì các acid này thâm dễ dàng qua màng tế bào, nên làm chậm hoạt động của men Na Ka ATPase. Hiện tượng tăng kali máu thường gặp trong toan máu do đái tháo đường nặng không phải do toan hóa gây nên, mà chủ yếu là do phối hợp giữa tăng độ thẩm thấu (khi mất nước, nồng độ kali nội bào cao và lan tỏa ra ngoài tế bào) với thiếu insulin, catecholamin và aldosteron. Khi không có toan máu, nồng độ kali máu tăng 1 mEq/L khi tổng lượng kali cơ thể tăng 1 - 4 mEq/kg. Tuy nhiên, nồng độ kali máu càng cao thì lượng kali cơ thể cần để tăng kali máu càng ít.

Trimethoprim có cấu trúc tương tự amilorid và triamteren; các Thu*c này ức chế bài xuất kali của thận do; ức chế các kênh natri ống lượn xa. Kali máu tăng dần sau 4 - 5 ngày điều trị bằng trimethoprim (thường là dùng phối hợp với sulfamethoxazol hay dapson), đặc biệt là nếu có suy thận từ trước. Khoảng hơn 50% bệnh nhân uống Thu*c này có kali máu > 5mEq/L, và khoảng 20% có tăng kali máu nặng (> 5,5 mEq/L). Khi ngừng Thu*c, kali máu sẽ giảm dần về bình thường.

Biểu hiện lâm sàng

Tăng kali máu sẽ gây yếu cơ, thậm chí liệt mềm; có thể gặp trướng bụng, tiêu chảy. Điện tim trong tăng kali máu không nhạy như trong hạ kali máu, vì hơn 50% bệnh nhân có kali máu > 6,5 mEq/L mà vẫn không biểu hiện triệu chứng trên điện tim. Nếu có, sẽ thấy sóng T cao, nhọn, mất sóng nhĩ, phức bộ QRS giãn rộng và phức bộ QRS - T hai pha. Nhịp tim chậm dần, rồi rung thất và ngừng tim.

Điều trị

Trước tiên, cần xác định chắc chắn có tăng kali máu thực sự. Người ta thường định lượng kali trong huyết tương hơn là trong huyết thanh, để tránh sự tăng kali do thoát từ tế bào, nhất là khi có tăng tiểu cầu, trong quá trình tạo cục máu.

Điều trị gồm: ngừng cung cấp kali và dùng các nhựa trao đổi ion bằng uống hay thụt như polysteren sulíbnat natri, 40 - 80 g/ngày chia nhiều lần thường có hiệu quả tốt. Chỉ định điều trị cấp cứu khi có dấu hiệu nhiễm độc tim, liệt cơ hoặc khi kali máu > 6,5 - 7 mEq/L; ngay cả nếu chưa có dấu hiệu điện tim. Insulin và đường 10 - 50% (5 - 10g đường cho 1 đơn vị insulin) có thể làm lắng kali tại gan cùng glycogen. Cũng có thể dùng ion calci tiêm tĩnh mạch vì có khả năng đối kháng với kali. Cũng có thể làm hạ kali bằng các Thu*c kích thích thụ thể β2 như albuterol để làm ion kali đi vào tế bào. Khí dung salbutamol có thể làm hạ kali máu 0,5 - 1 mEq sau 30 phút, và kéo dài trong 2 giờ. Dùng phối hợp salbutamol với insulin và đường có tác dụng hợp cộng mà không gây nguy hiểm. Bicarbonat natri cũng có thể dùng trong điều trị cấp cứu để làm kiềm hóa máu, tạo điều kiện cho kali đi vào trong tế bào. Trong trường hợp suy thận điều trị khó khăn, có thể cần phải dùng các phưomg tiện lọc máu ngoài thận như thẩm phân phúc mạc hoặc chạy thận nhân tạo để đưa kali ra ngoài. Chú ý điều trị các điều kiện thuận lợi gây tăng kali máu.

Bảng. Điều trị cấp cứu tăng kali máu

1Được phép trích có sửa đổi của Cogan MG từ Fluid and Electrolites: physiology and Pathophysiology, Appleton & Lange.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoannuocdiengiai/chan-doan-va-dieu-tri-tang-kali-mau/)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY