Kinh tế xã hội hôm nay

Hà Nội chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh nCoV, kiên quyết, chủ động chống dịch

(MangYTe) - Đến thời điểm hiện tại (thời điểm ban hành chỉ thị-phóng viên), Hà Nội chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh nCoV.

Ngày 2/2, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nguyễn Đức Chung, Trưởng ban Chỉ đạo công tác Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV) thành phố đã ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng vi rút mới corona (nCoV) trên địa bàn thành phố.

Ảnh minh họa: giaoduc.net.vn

Chỉ thị nêu, đến thời điểm hiện tại (thời điểm ban hành chỉ thị), Hà Nội chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh nCoV; có 26 trường hợp nghi ngờ với triệu chứng ho, sốt và có tiểu sử đi từ vùng dịch về.

Hiện tại, sức khỏe của tất cả các trường hợp này đều ổn định, không có bệnh nhân nặng. 15 trường hợp đã có kết quả xét nghiệp âm tính với bệnh nCoV, số trường hợp còn lại đang được theo dõi cách ly chặt chẽ.

Theo đó, chỉ thị yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, các đoàn thể, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm, quyết liệt các chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố về việc phòng, chống bệnh do nCoV.

Phải coi công tác phòng, chống bệnh nCoV như “chống giặc”; bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe người dân, hạn chế thấp nhất Tu vong, phải chủ động, bình tĩnh, xử lý kiên quyết và phải có phương án, kế hoạch cụ thể để kiểm soát tốt nhất bệnh này theo phương châm “bốn tại chỗ”, không để lan rộng.

Sở Y tế Hà Nội với vai trò là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng vi rút mới corona thường xuyên, chủ động cập nhật, phối hợp với các sở, ngành liên quan nắm bắt tình hình, diễn biến chiều hướng phát triển, kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố các giải pháp tăng cường hoạt động phòng, chống bệnh nCoV; chỉ đạo các bệnh viện được phân công sẵn sàng tiếp nhận, sàng lọc và xử lý tại chỗ, đặc biệt là thực hiện cách ly người bệnh không để lây nhiễm…

Chỉ thị yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện nghiêm việc các học sinh, sinh viên có biểu hiện nhiễm bệnh không đến trường, áp dụng các biện pháp phòng chống dịch.

Chủ trì phối hơp với Sở Y tế xem xét sẵn sàng thực hiện việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học khi dịch bùng phát.

Chỉ đạo các trường học, cơ sở đào tạo có học sinh, sinh viên đã về từ vùng có dịch để phối hợp tổ chức quản lý, giám sát nhằm phát hiện sớm trường hợp bệnh.

Chỉ thị cũng nêu rõ, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng, chống bệnh nCoV trên địa bàn, trước Ủy ban nhân dân thành phố.

Các địa phương phải thành lập Ban Chỉ đạo Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng vi rút mới corona tại địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã làm Trưởng ban; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền nhân dân chủ động thực hiện các khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn, phối hợp tốt với các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh này.

Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các đơn vị và chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai thực hiện và phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về công tác phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng vi rút mới corona gây ra tại địa phương.

Đỗ Thơm

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục (https://giaoduc.net.vn/tieu-diem/ha-noi-chua-ghi-nhan-truong-hop-mac-benh-ncov-kien-quyet-chu-dong-chong-dich-post206702.gd)

Tin cùng nội dung

  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...), vi khuẩn (E.coli), ký sinh trùng, do Thu*c men và rối loạn đường ruột...
  • Nhiều người có sở thích ăn đồ nóng vì cho rằng ăn “toát mồ hôi” mới khỏe, mới ngon. Nhưng ít người biết rằng thói quen này có thể khiến mình dễ bị mắc bệnh ung thư thực quản.
  • Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30% - 50% dân số mắc bệnh trĩ, chủ yếu là người làm nghề lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng…
  • Có phải trường hợp tai biến nào cũng nên dùng Thu*c này? Tất cả những người trên 50 tuổi đều nên uống An cung ngưu hoàng để đề phòng tai biến? Mẹ tôi bị huyết áp, mỡ máu cao có nên uống dự phòng? Trân trọng cảm ơn, (Hoàng Thịnh, Quận 7, TPHCM)
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Bộ ba sàng lọc (Triple test) là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin (hCG) và estriol trong máu mẹ. Kết quả xét nghiệm giúp cho bác sĩ tìm ra những trường hợp em bé có nguy cơ cao hơn bị những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và dị tật ống thần kinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY