Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hà Nội chuẩn bị kịch bản 40.000 ca Covid-19

Với giả thiết 40.000 ca nhiễm, UBND TP Hà Nội xác định sẽ có khoảng 8.000 người bệnh triệu chứng vừa và nặng, do đó chuẩn bị kịch bản nâng từ 2.000 giường điều trị Covid lên 8.000 giường.

Phương án nâng số giường điều trị bệnh nhân covid-19 vừa, nặng và nguy kịch lên 8.000 giường, vừa được ubnd thành phố hà nội thông qua, đại diện sở y tế hà nội xác nhận với vnexpress sáng 9/8.

Trong đợt dịch này, số liệu của bộ y tế cho thấy khoảng 80% người bệnh không triệu chứng, 20% ở mức độ vừa, nặng, nguy kịch, 5% cần điều trị hồi sức tích cực. xây dựng kịch bản ứng phó tình huống 40.000 ca nhiễm, sở y tế hà nội ước tính trong khoảng 8.000 người bệnh triệu chứng vừa và nặng, có 6.000 ca ở mức độ vừa, 2.000 ca nặng và nguy kịch. do đó, kịch bản tập trung chuẩn bị giường bệnh cho số người có triệu chứng ở mức độ vừa trở lên, phù hợp bối cảnh dịch bệnh.

Kịch bản được thực hiện theo ba giai đoạn, gồm:

Giai đoạn một 2.000 giường điều trị, đáp ứng tình huống 10.000 người mắc covid-19. trong đó, 500 giường dành cho các bệnh nhân nặng và nguy kịch, do bệnh viện đức giang và thanh nhàn chuẩn bị, mỗi nơi 250 giường. 1.500 giường còn lại điều trị bệnh nhân covid-19 triệu chứng vừa, do các bệnh viện sơn tây, vân đình, phú xuyên, quốc oai, mê linh, chương mỹ chuẩn bị.

Giai đoạn tiếp theo, 4.000 giường bệnh, chuẩn bị cho tình huống 20.000 ca. lúc này, thêm bệnh viện xanh pôn và hà đông tham chiến điều trị bệnh nhân nặng, mỗi bệnh viện 250 giường. 6 bệnh viện gồm sóc sơn, đan phượng, hoài đức, thạch thất, thanh oai, mỹ đức chuẩn bị 1.500 giường, điều trị các bệnh nhân covid-19 nhẹ hơn.

Giai đoạn thứ ba, 8.000 giường bệnh, ứng phó với kịch bản 40.000 ca. khi đó, hà nội nhờ các bệnh viện trung ương, bộ, ngành hỗ trợ điều trị 1.000 ca nặng và nguy kịch. 16 bệnh viện khác chuẩn bị tổng cộng 3.000 giường cho người bệnh mức độ vừa, gồm ung bướu, đông anh, hòe nhai, y học cổ truyền hà nội, y học cổ truyền hà đông, phục hồi chức năng, hữu nghị việt nam - cu ba, phúc thọ, thanh trì, phụ sản, gia lâm, bắc thăng long, tim.

Điều trị bệnh nhân covid-19 tại bệnh viện đa khoa đức giang. ảnh do bệnh viện cung cấp.

Hà Nội cũng phân chia bệnh nhân thành bốn cấp độ, tương ứng với bốn tầng điều trị. Như vậy, các bệnh viện trong kịch bản được phân vào bốn tầng như sau:

Tầng một là bệnh viện dã chiến thành lập trên cơ sở các khu cách ly tập trung, hiện gồm Khu nhà ở sinh viên Khu cách ly Pháp Vân - Tứ Hiệp với 3.000 giường; Khu tái định cư Đền Lừ 3, Hoàng Mai, quy mô khoảng 1.500 giường và một số cơ sở khác. Các bệnh viện này điều trị người bệnh không triệu chứng.

Tầng hai là các bệnh viện đa khoa tuyến huyện và một số bệnh viện chuyên khoa, ví dụ Sơn Tây, Vân Đình, Phú Xuyên, Quốc Oai, Mê Linh, Chương Mỹ, Hòe Nhai, Y học cổ truyền Hà Nội, Y học cổ truyền Hà Đông... Những bệnh viện này điều trị người bệnh có triệu chứng, ở mức độ vừa, có bệnh nền.

Tầng 3 và 4 là các bệnh viện Đức Giang, Thanh Nhàn, Hà Đông, Xanh Pôn và bệnh viện tuyến trung ương, bộ, ngành. Nhóm này sẽ đảm nhận bệnh nhân nặng và nguy kịch.

Mô hình điều trị "tháp 4 tầng" tại Hà Nội. Đồ họa:Tiến Thành

Tính từ ngày 5/7 đến 12h trưa 9/8, hà nội ghi nhận 1.562 ca nhiễm. tổng ca nhiễm tích lũy từ đầu đợt dịch thứ tư là 1.831, không tính số ca nhiễm ghi nhận tại các bệnh viện tuyến trung ương.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật họp với sở y tế hà nội ngày 8/8, đánh giá dịch bệnh tại thành phố còn diễn biến phức tạp, chưa có xu hướng giảm. vì vậy, trong thời gian tới, hà nội sẽ tăng cường xét nghiệm sàng lọc cộng đồng để phát hiện ca bệnh, thời gian dự kiến trong 7 ngày từ 10-17/8, tổng số mẫu cần lấy ước tính là 300.000.

Chi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/ha-noi-chuan-bi-kich-ban-40-000-ca-covid-19-4337854.html)

Tin cùng nội dung

  • Tại các điểm quán giải khát vỉa hè, hàng loạt các loại nước giải khát tự chế, tự gắn mác đủ hương vị, màu sắc được bán tràn lan với giá cực... rẻ.
  • Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY