Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Hà Tĩnh: Gấp rút ứng phó bão số 13

Tất cả các địa phương của Hà Tĩnh từ vùng ven biển đến miền núi, đồng bằng đều lên phương án, tổ chức chằng néo nhà cửa, di dời dân ở vùng xung yếu đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 13.

Ở vùng ven biển, chính quyền các xã, huyện như Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Kỳ Anh…tổ chức gia cố những điểm xung yếu, huy động lực lượng hỗ trợ người dân chằng néo nhà cửa để bảo vệ tài sản, lập danh sách những hộ dân có nguy cơ gặp nguy hiểm để sẵn sàng di dời đến nơi an toàn.

Xã Cẩm Nhượng huy động hơn 200 người gia cố lại đê biển.

Sáng 14/11, ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cho biết, sau cuộc họp chiều hôm qua (13/11), sáng nay xã huy động lực lượng khoảng 200 người gia cố phần đê bị sạt lở từ trận bão trước. “Lực lượng của địa phương bắt đầu làm từ 5h đến 9h sáng nay mới xong” – ông Hùng nói.

Việc bảo vệ tài sản, gia cố nhà cửa cũng được người dân, lực lượng tại chỗ của xã Cẩm Nhượng thực hiện nghiêm túc. Chính quyền xã Cẩm Nhượng lập danh sách các hộ dân nguy cơ bị ảnh hưởng bão số 13, sẵn sàng phương án di dời.

BĐBP Hà Tĩnh giúp dân di dời tài sản đến nơi an toàn.

Ông phạm hoàng anh, phó chủ tịch ubnd huyện cẩm xuyên cho hay, huyện đã lên kịch bản theo từng cấp độ để sẵn sàng ứng phó với bão số 13. phương án di dời được các xã truyền tải đến từng hộ dân để họ chuẩn bị tư trang, sãn sàng đến nơi trú ẩn khi có lệnh sơ tán của chủ tịch ubnd huyện. “hiện nay, lực lượng 4 tại chỗ đang hỗ trợ nhân dân chằng néo nhà cửa, tài sản, túc trực tại các vị trí xung yếu 24/24h, các xã chủ động lên phương án đảm bảo nhu yếu phẩm cung cấp cho các điểm sơ tán tập trung…”, ông phạm hoàng anh cho biết thêm.

Còn tại xã Thịnh Lộc (Lộc Hà), lãnh đạo xã cho hay, đơn vị đang họp và sẵn sàng di dời dân trong chiều cùng ngày nếu bão ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Tĩnh. Cảng cá Thạch Kim (Lộc Hà) đã kêu gọi tàu thuyền vào trú ẩn, cũng cố các phương tiện, neo đậu, giằng néo tàu an toàn. Tại đây đã có 205 tàu thuyền nội và ngoại tỉnh vào neo đậu trong cảng.

Tàu thuyền được giằng néo cẩn thận ở cảng cá Thạch Kim.

Tại huyện kỳ anh, trong đợt mưa lũ vừa qua, huyện bị ảnh hưởng khá nặng. đặc biệt, các xã vùng thượng như: kỳ thượng, lâm hợp, kỳ lạc, kỳ tây xảy ra nhiều nhiều vụ sạt lở núi, đe dọa tới cuộc sống của hàng trăm hộ dân. trước dự dự báo về bão số 13, huyện kỳ anh đã ban hành công điện, yêu cầu các xã gấp rút triển khai các biện pháp phòng tránh.

Hiện nay, huyện Kỳ Anh tập trung vào 3 nhiệm vụ chính, đó là chỉ đạo các địa phương, đoàn thể huy động lực lượng giúp người dân chằng chống nhà cửa, đảm bảo an toàn trước gió giật mạnh. Kiểm tra các hồ đập, vùng xung yếu, chuẩn bị phương án vận hành, điều tiết nước an toàn khi có mưa lớn kéo dài. Đồng thời, huyện cũng rà soát, lên danh sách 250 hộ dân nằm trong vùng nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, ngập úng, sẵn sàng sơ tán khi cần thiết.

Bộ đội tấp cát vào bao bì, gia cố mái nhà giúp dân.

Đến thời điểm này, 800 tàu thuyền của người dân kỳ khang, kỳ phú, kỳ xuân, kỳ hải, kỳ thọ đánh bắt vùng lộng đã nhận được thông tin cảnh báo về bão số 13 và đã về trú ẩn an toàn. quá trình neo đậu tàu thuyền, ngư dân nhận được sự hỗ trợ tích cực của các lực lượng quân sự, biên phòng...

Huyện kỳ anh cũng yêu cầu các địa phương, đơn vị cắt cử người ứng trực 24/24h kể từ tối 13/11; chuẩn bị ngay phương án dự trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu, Thu*c và vật tư y tế, để ứng phó với thiên tai khi cần thiết.

Tại thị xã kỳ anh, công tác ứng phó với bão số 13 cũng được tiến hành khẩn trương. tới cuối chiều 13/11, ban chỉ huy biên phòng cửa khẩu cảng vũng áng - sơn dương, đồn biên phòng đèo ngang, đồn biên phòng kỳ khang phối hợp với các xã, phường rà soát, kêu gọi, hướng dẫn 1.400 tàu thuyền của ngư dân xã kỳ hà, kỳ ninh, kỳ nam, kỳ lợi hoạt động trên về nơi tránh trú.

Địa phương này cũng tiến hành rà soát phương án, chủ động sơ tán người dân ra khỏi các nhà không đảm bảo an toàn, khu vực nguy hiểm như các thôn: Hải Phong, Hải Thanh, Tân Phúc Thành ở xã Kỳ Lợi, thôn Minh Đức, xã Kỳ Nam...

BĐBP Hà Tĩnh huy động lực lượng, phương tiện giúp dân phòng chống bão số 13.

Theo Phó Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh Nguyễn Thế Anh, Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai thị xã đã giao các đoàn công tác chỉ đạo trực tiếp đến các xã, phường chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra công tác triển khai nhiệm vụ phòng chống bão số 13, nhất là các xã ven biển, các xã thường bị ngập lụt, sạt lở.

Còn ở vùng núi, các huyện xung yếu như Hương Sơn, Vũ Quang nằm trong nhóm nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, nhất là sau các đợt mưa bão kéo dài, đất đai đã bão hòa nước. Trước diễn biến phức tạp của bão số 13, huyện Hương Sơn xác định trọng điểm các vùng lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt và hạ du hồ chứa, đồng thời lên phương án sơ tán 1.107 hộ/2.536 người nằm trong vùng nguy hiểm khi mưa lớn kéo dài.

Để ứng phó có hiệu quả với bão số 13, ubnd tỉnh hà tĩnh đã yêu cầu các lực lượng vũ trang như: bđbp, quân sự, công an cử nhân lực, phương tiện hỗ trợ các địa phương.

Hà Tĩnh sãn sàng ứng phó với bão số 13.

Bộ chỉ huy bđbp hà tĩnh đã thành lập 5 đoàn công tác trực tiếp xuống chỉ đạo các địa bàn trọng điểm ảnh hưởng mưa bão. đồng thời, phối hợp với các địa phương chuẩn bị nơi ăn nghỉ, vật chất hậu cần, sẵn sàng đón người dân vào các đồn, trạm biên phòng tránh trú bão.

Bđbp tỉnh huy động 43 phương tiện gồm tàu, xuồng, ô tô cùng 600 cán bộ, chiến sĩ (400 người là lực lượng tại chỗ và 200 người là lực lượng cơ động chi viện) sẵn sàng ứng phó với các tình huống khi bão số 13 đổ bộ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/ha-tinh-gap-rut-ung-pho-bao-so-13-523648.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY