Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Hai bệnh nhân Zika đầu tiên nhiễm virus là do muỗi truyền

Bộ Y tế tạm kết luận đường truyền gây bệnh Zika cho hai bệnh nhân đầu tiên ở Việt Nam là hoàn toàn do muỗi truyền.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện ngành y tế đã rà soát và giám sát chặt chẽ những người đã tiếp xúc với 2 bệnh nhân Zika, chưa phát hiện trường hợp bệnh nào khác. Bộ cũng rà soát lại toàn bộ quy trình và các yếu tố nguy cơ gây bệnh cho hai bệnh nhân này như lây theo đường máu, quan hệ T*nh d*c, muỗi đốt...

"Bộ tạm kết luận đường truyền gây bệnh cho hai bệnh nhân là hoàn toàn do muỗi truyền", Thứ trưởng Long nói. Loài muỗi truyền bệnh Zika cũng là loài truyền bệnh sốt xuất huyết.

Theo các chuyên gia y tế, xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của hai bệnh nhân từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho thấy chủng virus gây bệnh đầu nhỏ Zika tương tự như các ca bệnh đã được ghi nhận tại Lào, Thái Lan...

Trong khi đó khả năng lây truyền virus giữa các quốc gia rất nhanh nên "việc phát hiện ca bệnh tại Việt Nam không có gì đáng ngạc nhiên". Hiện bệnh nhân được điều trị ngoại trú. 

Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng khẳng định, 2 bệnh nhân này không nằm trong số 4 trường hợp có xét nghiệm dương tính sau đó âm tính trước đó ở Khánh Hòa. GS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cho biết các mẫu bệnh phẩm được xét nghiệm bằng kỹ thuật sinh học phân tử gồm 3 xét nghiệm: PCR thông thường, Realtime PCR và giải trình tự gene.

2 xét nghiệm đầu cho kết quả bệnh nhân dương tính virus Zika, bước tiếp theo được giải trình tự gene để xác định virus thuộc dòng virus nào. "Do đó kết quả xét nghiệm Zika của hai ca bệnh này là rất tin cậy".

Tiến sĩ Trần Danh Cường, Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, có sự liên quan giữa virus Zika và hội chứng não nhỏ ở trẻ sơ sinh. Hội chứng não nhỏ không phải phổ biến trong sản khoa, chẩn đoán trước sinh, tỷ lệ gặp rất thấp.

3 nguyên nhân chính gây hội chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh là nhiễm trùng - CMV, ký sinh trùng và rubella, thêm nguyên nhân mới là virus Zika; di truyền - tổn thương gene, nhiễm sắc thể và nhiễm độc - chiếu xạ, một số hóa chất. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến hội chứng này.

Tiến sĩ Cường cũng khẳng định việc chẩn đoán hội chứng đầu nhỏ không khó, có thể phát hiện nhờ siêu âm, đo kích thước đầu nhỏ. Kỹ thuật này tương đối phổ thông. Những bà mẹ có thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu được khẳng định bị nhiễm virus Zika cần có kế hoạch theo dõi thai nghén cụ thể bằng cách đo chu vi đầu thai nhi, siêu âm thai 2 tuần một lần. Nếu nghi ngờ thai nhi có kích thước đầu nhỏ thì cần hội chẩn bác sĩ các chuyên khoa tương thích để quyết định tương lai của thai, có thể tiếp tục hoặc dừng thai kỳ. 

Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo công tác tăng cường giám sát rất quan trọng để phát hiện ca bệnh, nơi nào có mật độ muỗi cao nơi có nguy cơ cao lây dịch bệnh do virus Zika. Trong dự phòng, cần kiểm soát muỗi, diệt loăng quăng. Phụ nữ mang thai nếu không cần thiết thì không nên đến vùng có dịch, áp dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân như thoa kem chống muỗi, ngủ màn, mặc quần áo dài tay.

“Ngày càng có bằng chứng virus Zika lây truyền qua đường T*nh d*c. Vì thế khuyến nghị các cặp vợ chồng, bạn tình cần thực hành T*nh d*c an toàn, dùng bao cao su, đặc biệt sau khi đến nơi có vùng dịch hoặc trở về từ vùng dịch”, đại diện WHO nói.

Hiện có 61 quốc gia ghi nhận ca bệnh Zika. Bệnh đang lan truyền rất nhanh giữa các nước do muỗi truyền và nhiều yếu tố dịch tễ khác.

Sáng 5/4, Bộ Y tế Việt Nam công bố 2 ca bệnh Zika đầu tiên trong nước gồm một bệnh nhân 64 tuổi ở Khánh Hòa và một thai phụ 33 tuổi sống tại TP HCM. Người phụ nữ mang thai 8 tuần có chồng vừa mới trở về từ Malaysia.  


Theo Nam Phương - VnExpress

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/hai-benh-nhan-zika-dau-tien-nhiem-virus-la-do-muoi-truyen-n253652.html)

Tin cùng nội dung

  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY