Ngày 5/3, Sở Y tế yêu cầu bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh; trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố, chuẩn bị địa điểm, trang thiết bị, sẵn sàng cấp cứu khi xảy ra phản ứng tiêm chủng. Mỗi đơn vị cử ít nhất một tổ cấp cứu lưu động gồm các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên và xe cứu thương, Thu*c, phương tiện để cấp cứu, hỗ trợ các đơn vị tuyến dưới khi cần.
Người tham gia quá trình tiêm chủng tuân thủ các biện pháp phòng, chống Covid-19 như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, sát khuẩn tay. Quy trình là khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm; theo dõi sát tại chỗ ít nhất 30 phút sau tiêm chủng. Sau đó về nhà, người tiêm tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ sau tiêm.
Sở y tế cũng chuẩn bị nhân viên y tế có kinh nghiệm thực hiện tiêm chủng, tổ chức tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vaccine theo đúng hướng dẫn của bộ y tế. thành lập tổ kiểm tra, giám sát quả trình tiêm chủng.
Bệnh viện đa khoa tỉnh chuẩn bị ít nhất 5 giường bệnh để kịp thời cấp cứu, điều trị cho các trường hợp cấp cứu hoặc sốc phản vệ sau tiêm vaccine nếu xảy ra.
Hải dương là địa phương được ưu tiên tiêm vaccine covid-19, do đang xảy ra dịch. hiện chưa rõ số lượng liều sẽ được bộ y tế điều phối đến tỉnh này. đầu tiên sẽ được tiêm ở việt nam là của hãng dược astrazeneca phối hợp đại học oxford nghiên cứu, phát triển. lô đầu tiên gồm 117.600 liều đã được đưa về việt nam ngày 26/2, hiện bảo quản tại kho lạnh của công ty cổ phần vacxin việt nam (vnvc).
Vaccine Covid-19 được bảo quản tại kho lạnh của VNVC. Tối 5/3, VNVC tổ chức diễn tập đưa vaccine ra khỏi kho lạnh, dùng xe đông lạnh vận chuyển đến địa điểm tiêm. Ảnh: Hữu Khoa.
Hôm 5/3, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long thông báo dự kiến ngày 8/3, những liều vaccine đầu tiên sẽ được tiêm cho người dân Việt Nam. Trước hết, vaccine được triển khai tại 18 cơ sở đang điều trị bệnh nhân Covid-19, ưu tiên những người trực tiếp tham gia quá trình điều trị bệnh nhân; tập trung cho 13 tỉnh có dịch, trong đó ưu tiên nhất cho Hải Dương. Những người được tiêm chủng sẽ được quản lý, theo dõi bằng hồ sơ sức khỏe điện tử, có chứng nhận điện tử đã được tiêm vaccine...
Sáng nay Bộ Y tế sẽ họp trực tuyến với các địa phương về kế hoạch điều phối vaccine, tập huấn tiêm chủng...
Tuy nhiên Bộ trưởng Long cũng nhấn mạnh là tiêm vaccine không bảo đảm phòng bệnh 100%, mà cần nghiêm ngặt áp dụng các biện pháp chống dịch và tuân thủ thông điệp 5K (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế).
Theo Bộ trưởng, việc đảm bảo đủ vaccine rất khó khăn. Đây là những vaccine mới phát triển, chưa có nghiên cứu đủ lâu để khẳng định chất lượng, hiệu quả bảo vệ. Quan điểm của Bộ Y tế là bên cạnh việc mua vaccine từ nước ngoài, phải tập trung nghiên cứu, sản xuất, chủ động bằng nguồn vaccine trong nước.
Ngày 5/3, viện vaccine và sinh phẩm y tế (ivac) phối hợp trường đại học y hà nội và viện vệ sinh dịch tễ trung ương chính thức tuyển tình nguyện viên cho thử nghiệm lâm sàng vaccine covivac. covivac do ivac nghiên cứu, phát triển, là thứ hai của việt nam được thử nghiệm lâm sàng trên người. dự kiến mũi thử đầu tiên thực hiện vào giữa tháng 3.
Ngoài ra, vaccine nanocovax do nanogen sản xuất hiện đã bước sang thử nghiệm giai đoạn hai. một đơn vị khác cũng đang nghiên cứu là vabiotech, chuẩn bị nộp hồ sơ thử nghiệm lâm sàng.