Ngoại Thận - Tiết niệu hôm nay

Điều trị ngoại khoa theo hướng chuyên sâu với các bệnh lý Thận - Tiết niệu, bao gồm chữa trị các chứng bệnh tiền liệt tuyến (u xơ và ung thư) bằng các phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện qua niệu đạo; phẫu thuật khâu treo âm đạo vào u nhô trong điều trị bệnh lý sa sàn chậu ở nữ qua nội soi ổ bụng; phẫu thuật cắt bàng quang toàn phần, thay thế bàng quang bằng ruột non, ruột già (phẫu thuật Camay). Các bệnh lý thường gặp như: ung thư bàng quang, sỏi hệ tiết niệu, nhiễm khuẩn tiết niệu, chấn thương thận, chấn thương niệu đạo, u xơ tiền liệt tuyến, ung thư thận, ung thư tiền liệt tuyến,...

Hải kim sa: cải thiện bệnh lý tiết niệu

Cây này mọc hoang khắp nơi, thường thấy ở bụi rậm, bờ rào... Khi dùng làm Thu*c, cắt toàn cây dùng tươi hay phơi khô.
Cây này mọc hoang khắp nơi, thường thấy ở bụi rậm, bờ rào... Khi dùng làm Thu*c, cắt toàn cây dùng tươi hay phơi khô.Toàn cây hải kim sa sắc uống làm Thu*c thông tiểu tiện, chữa chứng tiểu tiện khó khăn, đái rắt, đái buốt, đái ra cát sạn....

hải kim sa còn có tên “bòng bong”, “dương vong”, “thạch vĩ dây”... Đông y gọi là “hải kim sa” vì cây này có rất nhiều bào tử lóng lánh như những hạt cát vàng. Tên khoa học: Lyofodium japonium (Thunb) SW.

hải kim sa có vị ngọt, tính hàn; quy kinh: vào kinh bàng quang và tiểu trường. Tác dụng: tả thấp nhiệt ở bàng quang, tiểu trường và phần huyết, thông lâm, lợi thấp. Chủ trị: tiểu ra mủ, tiểu buốt, sỏi đường tiểu.

Chữa ăn uống khó tiểu, bụng trướng đầy do thấp trệ: hải kim sa 30g, bạch truật 8g, cam thảo 2g; sắc nước uống mỗi ngày một thang (Tuyền Châu bản thảo).

Toàn thân phù thũng, bụng trướng, nằm không thở được: hải kim sa 15g, hạt bìm bìm (khiên ngưu tử) 30g - một nửa để sống một nửa sao chín, cam toại 15g; tất cả nghiền thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần dùng 8g bột Thu*c sắc với một bát nước, uống vào trước bữa ăn hàng ngày (Y học phát minh).

Chữa viêm gan: hải kim sa 15g, nhân trần 30g, xa tiền thảo 20g; sắc nước uống mỗi ngày một thang (Giang Tây thảo dược).

Đi lỵ ra máu: dây và lá bòng bong 60 - 90g, sắc kỹ với nước, chia thành 2-3 lần uống trong ngày (Phúc Kiến dân gian thảo dược).

Chữa đái ra dưỡng trấp trắng: hải kim sa 40g, hoạt thạch 40g, cam thảo 10g; tất cả đem tán nhỏ, trộn đều. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 8g; dùng nước sắc với khoảng 20g mạch môn (củ tóc tiên) hoặc 10g cỏ bấc đèn (đăng tâm thảo) để chiêu Thu*c (Thế y đắc hiệu phương).

Chữa tiểu tiện lẫn sỏi sạn: hải kim sa 30g, hoạt thạch 30g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 30g, kim tiền thảo 60g, xa tiền thảo (cỏ mã đề) 12g; sắc kỹ với nước, chia 3 phần uống trong ngày (Lâm sàng thường dụng Trung dược thủ sách).

Chữa tiểu tiện xuất huyết:

- hải kim sa tán thành bột mịn; ngày uống 3 lần, mỗi lần 8g, hòa với nước đường cùng uống (Phổ tế phương).

- hải kim sa (chỉ dùng dây), biển súc (dân ta còn gọi là cây càng tôm, cây xương cá; tên khoa học: Polygonum aviculare L., họ rau răm) - mỗi thứ 15 - 20g, sắc nước uống (Tứ Xuyên Trung thảo dược).

hải kim sa chủ trị tiểu ra mủ, tiểu buốt, sỏi đường tiểuTrà lợi tiểu - dùng trong các trường hợp tiểu tiện khó khăn: hải kim sa 60 - 90g, sắc với nước, thêm chút đường vào uống thay trà trong ngày (Phúc Kiến dân gian trung thảo dược).

Chữa viêm tuyến vú: hải kim sa 25- 30g, sắc kỹ với nửa phần nước nửa phần rượu, chia 3 phần uống trong ngày (Lâm sàng thường dụng Trung dược thủ sách).

Phụ nữ ra nhiều bạch đới: dây bòng bong 1 lạng, cắt thành những đoạn nhỏ, nấu kỹ với thịt lợn nạc thành món hầm; bỏ bã Thu*c, ăn thịt và uống nước canh (Giang Tây dân gian thảo dược nghiệm phương).

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ

(Đơn vị điều trị ban ngày - Cơ sở 3, BV. Đại học Y Dược TP.HCM)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/hai-kim-sa-cai-thien-benh-ly-tiet-nieu-n125881.html)

Tin cùng nội dung

  • Em bị viêm nang lông, nhưng khi dùng Thu*c thì thấy xuất hiện triệu chứng nóng ở đầu tiết niệu, rất khó chịu. Trước đó em có đi tiểu ra máu cục.
  • Sỏi tiết niệu là nguyên nhân thứ ba gây suy thận mạn tính. Thống kê trung bình tại BV Bạch Mai, khoa tiết niệu Việt Đức cho thấy tỷ lệ tái phát của sỏi thận là từ 10% đến 50%.
  • Với bệnh sỏi đường tiết niệu, ngoài những biến chứng cấp tính thì nhiều người lại không có biểu hiện triệu chứng gì rõ ràng nên đến khi phát hiện đã ở giai đoạn muộn.
  • Theo các nhà chuyên môn, bệnh thường xảy ra ở người nông thôn hơn là người thành thị, những người sống ở các vùng ven biển...
  • Mỗi khi sản phụ bị sốt chưa rõ nguyên nhân, ta phải chú ý ngay tới viêm thận – tiết niệu .
  • Chào Mangyte, Xin cho tôi hỏi: muốn khám Thận - tiết niệu chuyên khoa ở TPHCM thì khám ở bệnh viện nào là tốt nhất? Tôi xin chân thành cảm ơn. (Trần Thị Nga - Gò Vấp, TPHCM)
  • Theo Đông y, cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; Viêm bàng quang; Sỏi tiết niệu...
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY