Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Vì sao người Việt dễ mắc sỏi thận?

Người Việt thường ăn mặn; lượng nước mất qua hơi thở, mồ hôi nhiều do khí hậu nhiệt đới... nên dễ sinh ra sỏi trong cơ thể.

Thông tin được thầy Thu*c ưu tú, phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ vũ lê chuyên - trưởng khoa tiết niệu - bệnh viện đa khoa tâm anh tp hcm chia sẻ trong buổi tọa đàm về bệnh sỏi thận diễn ra trên vnexpress vào ngày 15/4.

ECO Tiết Niệu

Nhiều người Việt có sỏi thận

Phó giáo sư Vũ Lê Chuyên cho biết Việt Nam nói riêng, Đông Nam Á nói chung thuộc vành đai sỏi, dịch tễ dễ bị sỏi. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, do đó, trong 2 lít nước uống mỗi ngày hoặc hơn thì số lượng nước mất qua hơi thở, mồ hôi thường rất nhiều, lượng nước tiểu ra ít hơn lượng nước uống vào. Thận có chức năng thải chất cặn bã khỏi cơ thể, khi số lượng nước ít hơn nhưng chất hòa tan vẫn như cũ thì khả năng đọng và kết tinh lại sỏi nhiều.

Bữa ăn của người Việt thường có món mặn, món xào và canh. Nhiều người thường mặc định bữa ăn phải có chén nước mắm ớt vắt chanh; món khoái khẩu là mắm, khô sặc, tôm khô, tô kho, thịt kho tàu... Thậm chí có bà bầu mới sinh ra cũng chấm mắm kho quẹt. Nếu ăn mặn, nước tiểu thải ra cũng mặn, dễ kết tinh thành sỏi.

Nước uống sau khi xử lý đưa vào nước máy chưa được khử hầu hết chất vôi - những nguyên tố dễ gây ra sỏi. Nước ở một số vùng Ninh Bình, Tây Ninh... có nhiều thường có các loại nước cứng, nước nặng dễ gây sỏi.

Yếu tố gây sỏi thường do nhiễm khuẩn đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiết niệu). những con vi trùng gây nhiễm trùng đường tiểu tiết phân hóa tố urê và gây chất kiềm trong nước tiểu. càng axit càng dễ hòa tan, những con vi trùng gây ra men urê làm nước tiểu bị kiềm nên dễ gây ra sỏi. người việt có tỷ lệ nhiễm trùng đường tiểu khá nhiều. ngoài ra còn có những nguyên nhân phức tạp hơn nhưng thường ít gặp như dị vật trong đường tiểu.

Bác sĩ Chuyên dẫn thống kê cho biết khoảng 10-14% người Việt có sỏi thận. Tại Mỹ, có khảo sát cho thấy có 7-10% người từng bị sỏi một lần trong đời mà không biết. Phương pháp tầm soát duy nhất để phát hiện sỏi trước khi biến chứng là siêu âm định kỳ. Máy siêu âm rất nhạy với sỏi vì nó có nốt cản âm, bác sĩ siêu âm nào cũng thấy được.

Bác sĩ nhấn mạnh mọi người nên thăm khám định kỳ, đi khám khi có các cơn đau để kịp thời phát hiện, xử trí sỏi thận.

Điều trị sỏi thận tại Việt Nam có nhiều tiến bộ vượt bậc

Phó giáo sư vũ lê chuyên cho biết, 60% công việc của bác sĩ tiết niệu - bệnh viện đa khoa tâm anh tp hcm hiện nay liên quan đến sỏi. không phải bác sĩ hay bệnh nhân mà chính viên sỏi quyết định phương pháp điều trị, tức tùy vào vị trí của sỏi mà có cách điều trị khác nhau. hiện tất cả phương pháp hiện đại, các máy móc để chẩn đoán, xét nghiệm đời mới nhất đều đã được các bác sĩ bệnh viện tâm anh làm chủ kỹ thuật, giúp người bệnh thoát nỗi ám ảnh của sỏi.

Khi hòn sỏi rơi xuống niệu quản gần bàng quang, có thể dùng ống nội soi bán cứng và tia laser phá rồi đưa ra. Trường hợp hòn sỏi ở trên cao dùng ống nội soi mềm để đưa lên. Khi sỏi ở trung thận thì dùng máy tán sỏi thận xuyên da đâm một lỗ nhỏ trên thận để phá sỏi.

Nếu hòn sỏi kích thước nhỏ (chỉ 1 cm), sỏi cản quang và độ cản quang không cứng lắm thì bác sĩ có thể tán sỏi ngoài cơ thể, ít xâm lấn, không phải nằm viện, chi phí rẻ hơn. Người bệnh sẽ nằm trên máy, sóng xung kích xuyên qua da đưa vào bên trong để làm tan sỏi.

Với những viên sỏi kích thước to, ví dụ 7 cm (chiều dài thận là 12 cm) thì mổ hở thích hợp nhất, giúp lấy hoàn toàn viên sỏi. Một số trường hợp có thể lấy sỏi thận xuyên qua da, cần tay nghề chuyên môn và máy móc hiện đại để đưa máy vào, tán dần dần sỏi ra. Sỏi 7 cm có thể tán một lần không hết, cần làm 2-3 lần. Phương pháp này tốn kém hơn, mất nhiều thời gian hơn nhưng chức năng thận được bảo tồn do chỉ bị vết sẹo thật nhỏ (đưa máy vào để lấy sỏi), thận không bị xẻ đường dài.

Hiện nay, đa số các ca mổ thận đều được chỉ định phẫu thuật nội soi vì ưu thế của phương pháp này là bệnh nhân không đau, mau hồi phục. Các màn hình 2D-3D giúp bác sĩ xử lý chính xác và hết hòn sỏi ngay trong cơ quan.

Phó giáo sư Vũ Lê Chuyên nhấn mạnh, viên sỏi 5-7 mm không phải là vấn đề lớn, nhưng nó đáng lo ngại khi gây nhiễm trùng, tái phát nhiều lần. Khi có triệu chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, người bệnh cần điều trị nghiêm túc vì viên sỏi gây ra nhiễm trùng nhưng nhiễm trùng cũng có thể gây ra sỏi. Vậy nên phải điều trị song song sỏi và nhiễm trùng để dứt điểm tình trạng bệnh. Với các trường hợp này, bệnh nhân có thể dùng Thu*c, tán sỏi dưới da. Song song đó điều trị dứt nhiễm trùng vì nếu nhiễm trùng thì không thể tán sỏi được, chưa kể nếu nhiễm trùng sẽ tái phát nhiều lần, điều trị xong sỏi này, sỏi khác lại xuất hiện.

Trong tọa đàm giải đáp thắc mắc của độc giả về sỏi thận, Phó giáo sư Vũ Lê Chuyên khuyên người từng mổ sỏi nên siêu âm 3-6 tháng một lần để kịp thời phát hiện trong trường hợp sỏi thận tái phát.

Dấu hiệu, biến chứng sỏi thận

Dấu hiệu đầu tiên là đau. Cơn đau do sỏi có 2 loại: đau do hòn sỏi di chuyển khi cơ thể cố gắng tống hòn sỏi ra ngoài, gọi là "cơn đau bão thận" - dùng từ bão là vì cơn đau này rất ghê gớm. Cơn đau khởi sự từ bên lưng ra trước rồi xuống bàng quang. Sau đó là cơn đau ê ẩm, đau ở bên lưng, đôi khi căng tức lên, do thận ứ nước, thậm chí ứ mủ, báo hiệu thận sắp hỏng.

Dấu hiệu thứ hai là tiểu ra máu. Do hòn sỏi có gai nên khi cọ xát vào đường tiểu gây tình trạng tiểu ra máu, thường xảy ra khi hoạt động nhiều. Khi chơi thể thao, nhảy dây... mà tiểu ra máu thì có thể đã bị sỏi thận.

Nếu cơ thể có sỏi sẽ tiểu buốt nhưng không phải lúc nào tiểu buốt cũng có nghĩa là sỏi thận. Vì những triệu chứng sỏi rất trùng hợp với bệnh khác nên để biết chính xác, các bác sĩ có thể xét nghiệm nước tiểu. Nếu nước tiểu có bạch cầu, vi trùng, nitrit có nghĩa viêm đường tiểu. Còn siêu âm thấy sỏi thì mới khẳng định sỏi thận.

Đường tiểu như một ống nước, hòn sỏi xuất hiện gây ra tình trạng tắc nghẽn, gồm bí tiểu (hòn sỏi rơi vào cột cổ bàng quan, ống niệu đại); bế tắc thận, thận ứ nước căng to. Vì các dấu hiệu tương tự với những bệnh khác nên cần thăm khám với bác sĩ có chuyên môn nhằm phân tích nguyên nhân.

Phó giáo sư vũ lê chuyên lưu ý, khi có những triệu chứng như trên thì phải uống thật nhiều nước. đa số nhiễm khuẩn đường tiết niệu đều thoáng qua, nhất là phụ nữ trẻ, có thể xử lý bằng cách uống nước thật nhiều, sau 2 ngày không hết nên đi thăm khám bác sĩ. 70-80% hòn sỏi có thể tự thoát ra ngoài qua đường tiểu, bởi khi sỏi mới hình thành, đường tiểu rộng rãi, không bị dị dạng bẩm sinh gây hẹp, sỏi chưa gây ra biến chứng... nên khi tiểu có thể thải ra hòn sỏi 2-3 mm, thậm chí 8-9 mm. bác sĩ giúp người bệnh dễ tiểu ra hơn bằng cách cho uống nước nhiều, Thu*c kháng viêm để nội mạc đường tiểu không phù nề cản trở hòn sỏi, uống Thu*c làm giãn nở ống tiểu để tống hòn sỏi ra.

Để biết uống bao nhiêu nước là đủ có thể dựa theo công thức: cân nặng x 40 sẽ ra số nước (cc) cần uống trong ngày. Ví dụ, với người 50 kg, lượng nước cần uống là: 50 x 40 = 2.000 cc, tức 2 lít nước; 60 kg là 2.400 cc. Nếu làm việc trong môi trường nóng nực, chơi thể thao nhiều phải bù đủ lượng nước đã mất. Quan trọng là mọi người cần đi tiểu đủ, nước tiểu phải trong, nếu nước tiểu vàng phải xem lại đã uống đủ nước chưa.

Phó giáo sư Vũ Lê Chuyên cho biết, người Việt thường ăn mặn; lượng nước mất qua hơi thở, mồ hôi nhiều do khí hậu nhiệt đới... nên dễ sinh ra sỏi trong cơ thể.

Ngoài việc uống nhiều nước, cần thường xuyên vận động, nhảy dây, vì những hòn sỏi nhỏ thường dính vào trong niêm mạc thận, khi vận động (nhất là nhảy dây), sỏi có thể rời rạc và tăng cơ hội thoát ra, nhất là sỏi đài dưới.

Nhiều người bị tiểu rát, buốt liền mua kháng sinh. Theo Phó giáo sư Vũ Lê Chuyên, uống không đúng cách, chủng loại, liều lượng sẽ gây ra vi khuẩn kháng Thu*c. Hiện nay rất nhiều bệnh nhân bị đa kháng, siêu kháng, cực kháng khiến điều trị khó khăn.

Sỏi thận cũng là một trong những chủ đề được độc giả quan tâm nhất trong "tuần tư vấn tiết niệu nam học" diễn ra trên vnexpress (9/4-15/4). gần 1.000 câu hỏi gửi về đã được 14 chuyên gia hàng đầu lĩnh vực này giải đáp.

Xem thêm phần tư vấn chi tiết của buổi tọa đàm tại đây.

Minh Tú - Ngọc An

Ảnh: Hữu Khoa

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/vi-sao-nguoi-viet-de-mac-soi-than-4264182.html)

Tin cùng nội dung

  • Sỏi tiết niệu là nguyên nhân thứ ba gây suy thận mạn tính. Thống kê trung bình tại BV Bạch Mai, khoa tiết niệu Việt Đức cho thấy tỷ lệ tái phát của sỏi thận là từ 10% đến 50%.
  • Với bệnh sỏi đường tiết niệu, ngoài những biến chứng cấp tính thì nhiều người lại không có biểu hiện triệu chứng gì rõ ràng nên đến khi phát hiện đã ở giai đoạn muộn.
  • Theo các nhà chuyên môn, bệnh thường xảy ra ở người nông thôn hơn là người thành thị, những người sống ở các vùng ven biển...
  • Mỗi khi sản phụ bị sốt chưa rõ nguyên nhân, ta phải chú ý ngay tới viêm thận – tiết niệu .
  • Chào Mangyte, Xin cho tôi hỏi: muốn khám Thận - tiết niệu chuyên khoa ở TPHCM thì khám ở bệnh viện nào là tốt nhất? Tôi xin chân thành cảm ơn. (Trần Thị Nga - Gò Vấp, TPHCM)
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Theo Đông y, cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; Viêm bàng quang; Sỏi tiết niệu...
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY