Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nhiễm trùng tiết niệu, bệnh chẳng chừa ai

Nhiễm trùng tiết niệu có thể xảy ra ở tất cả các bộ phận trong hệ tiết niệu, có thể gặp ở trẻ em, thanh niên, người cao tuổi và ở cả 2 giới.

Đó là tình trạng nhiễm trùng cấp hoặc mạn tính của các bộ phận trong hệ tiết niệu: thận (nơi sản xuất ra nước tiểu), niệu quản (2 ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang), bàng quang (nơi chứa nước tiểu), niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ dưới bàng quang ra ngoài qua lỗ tiểu). ở nam giới còn có thêm tuyến tiền liệt (là 1 tuyến bọc quanh niệu đạo ở ngay dưới cổ bàng quang). vi khuẩn thường gặp là loại vi khuẩn có nguồn gốc từ đường tiêu hóa (entérobacteries): eschrichia coli (80%), proteus mirabilis (là loại vi khuẩn dễ tạo ra sỏi), enterobacter, citrobacter...

Nhiễm trùng tiết niệu (nttn) được chia làm 2 loại: nttn cao (viêm thận bể thận, viêm niệu quản, ứ mủ thận, áp xe thận) và nttn thấp (viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn). ở phụ nữ, do cấu tạo giải phẫu, rất hay gặp viêm bàng quang. trong khi đó, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn hay gặp ở nam giới.

Nước tiểu là môi trường thuận lợi cho sự sinh sôi phát triển của các loại vi khuẩn nói trên. khi số lượng vi khuẩn trong nước tiểu đạt số lượng cao sẽ gây nhiễm trùng tiết niệu.

Ở phụ nữ: việc lau tại chỗ từ sau ra phía trước sau khi đi vệ sinh dễ gây nhiễm trùng tiết niệu do đã kéo vi khuẩn có trong phân từ hậu môn đến lỗ tiểu. do vậy nên thay đổi thói quen này và lau từ phía trước ra sau.

Nên đi tiểu ngay sau khi giao hợp (để đào thải ngay vi trùng vừa mới chui vào niệu đạo do động tác giao hợp gây ra).

Tránh táo bón: sự ứ đọng phân lâu ngày trong trực tràng là nguồn cung cấp vi trùng dồi dào.

Với những trường hợp viêm bàng quang tái phát ở phụ nữ (>3 lần /năm) phải được khám tại chỗ bộ phận Sinh d*c ngoài để phát hiện và xử lý các nguyên nhân do bất thường giải phẫu (hẹp lỗ tiểu, túi thừa niệu đạo...). Tỷ lệ hẹp lỗ tiểu gây viêm bàng quang tái phát do luồng trào ngược nước tiểu từ niệu đạo lên bàng quang rất hay gặp và phẫu thuật tạo hình lỗ tiểu luôn đem lại kết quả tốt.

Ở nam giới: Trước 50 tuổi, NTTN thường gặp là viêm niệu đạo do quan hệ T*nh d*c không an toàn.

Ở đàn ông cao tuổi, nhiễm trùng tiết niệu thường gặp nhất liên quan đến bệnh phì đại tuyến tiền liệt gây chèn ép niệu đạo gây tắc dưới cổ bàng quang dẫn đến sự ứ đọng nước tiểu.

Tất cả những nguyên nhân gây tắc, cản trở việc thoát nước tiểu đều là những yếu tố quan trọng gây NTTN: sỏi, hẹp niệu quản, chèn ép đường tiết niệu, xơ cứng cổ bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo...

Ngoài ra, những rối loạn điều hòa thần kinh bàng quang, những tình trạng nhiễm trùng của các cơ quan lân cận (phụ khoa, hậu môn trực tràng) cũng là nguyên nhân gây nttn.

Ở trẻ em: đứng trước tình trạng nttn ở trẻ em thì việc làm đầu tiên là phải tìm ngay nguyên nhân, hay gặp nhất là các dị dạng tiết niệu bẩm sinh và điều trị nguyên nhân đó: luồng trào ngược bàng quang - thận, thận niệu quản đôi, van niệu đạo sau...

Đôi khi, nhiễm trùng tiết niệu không có triệu chứng gì, nhất là ở người cao tuổi, ngoài sốt đơn thuần. xét nghiệm nước tiểu có nhiều bạch cầu và nitrit. cấy nước tiểu giúp xác định loại vi trùng và kháng sinh đồ rất hữu dụng cho việc lựa chọn kháng sinh hiệu quả nhất.

Viêm bàng quang thể hiện với tiểu buốt và tiểu dắt, tiểu máu. Nước tiểu đục, hôi. Thường kèm đau vùng bụng dưới.

Viêm niệu đạo có biểu hiện như viêm bàng quang và có thể kèm theo có mủ chảy ra từ lỗ tiểu.

Viêm thận, bể thận là 1 bệnh cảnh nhiễm trùng nặng nề với sốt cao 39-40 độ c, kèm theo rét run, toàn trạng suy sụp. đau vùng thắt lưng. khám vùng thận có phản ứng. có thể kèm theo các dấu hiệu tiểu tiện bất thường như trong viêm bàng quang.

Viêm tuyến tiền liệt có các triệu chứng tiểu buốt, tiểu gấp, tiểu dắt nhưng mỗi lần đi tiểu chỉ với số lượng ít. Đồng thời bệnh nhân luôn có sốt cao, rét run, hội chứng cúm với đau mỏi cơ, nước tiểu có thể đục và thậm trí có mủ chảy qua niệu đạo. Đặc biệt là khi thăm khám trực tràng sẽ thấy tuyến tiền liệt rất đau. Có thể có cầu bàng quang.

NTTN có thể dẫn đến các diễn biến xấu.

Nttn thấp (viêm bàng quang, viêm niệu đạo) nếu điều trị muộn hoặc điều trị không hiệu quả sẽ diễn biến thành nhiễm trùng tiết niệu cao gây viêm thận bể thận.

Tất cả các nttn có sốt (viêm thận bể thận, viêm tuyến tiền liệt) có thể dẫn đến biến chứng nhiễm trùng máu (vi trùng xâm nhập máu) với nguy cơ sốc nhiễm trùng rất nguy hiểm đến tính mạng cần phải được hồi sức tích cực.

Nhiễm trùng có thể gây áp xe thận, hủy hoại thận hoặc theo chiều hướng khác dẫn đến suy chức năng thận.

Viêm tuyến tiền liệt có thể gây biến chứng đặc hiệu là bí tiểu cấp tính hoặc viêm tinh hoàn.

Với phụ nữ có thai, tất cả các dạng NTTN đều nguy hiểm cho mẹ và cả thai nhi với nguy cơ sảy thai hoặc đẻ non.

Nguyên tắc cơ bản trong điều trị NTTN là: Kháng sinh Uống nhiều nước Xử lý yếu tố nguy cơ. Cơ thể con người có một phản ứng tự nhiên chống lại NTTN một cách hiệu quả nhờ việc tăng bài tiết nước tiểu để làm loãng số lượng vi trùng và tăng khả năng đào thải nước tiểu kèm theo vi trùng. Do vậy, điều trị và ngăn ngừa NTTN là uống nhiều nước (trên 2 lít/ngày) và đi tiểu thường xuyên. Dùng Thu*c phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu gặp ở cả 2 giới và mọi lứa tuổi.

Nhiễm trùng tiết niệu gây viêm thận, bể thận.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nhiem-trung-tiet-nieu-benh-chang-chua-ai-n184019.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo các nhà chuyên môn, bệnh thường xảy ra ở người nông thôn hơn là người thành thị, những người sống ở các vùng ven biển...
  • Mỗi khi sản phụ bị sốt chưa rõ nguyên nhân, ta phải chú ý ngay tới viêm thận – tiết niệu .
  • Điển hình của tiêu chảy nhiễm trùng là nôn ói, đau bụng, sốt bên cạnh triệu chứng tiêu chảy.
  • Chào Mangyte, Xin cho tôi hỏi: muốn khám Thận - tiết niệu chuyên khoa ở TPHCM thì khám ở bệnh viện nào là tốt nhất? Tôi xin chân thành cảm ơn. (Trần Thị Nga - Gò Vấp, TPHCM)
  • Theo Đông y, cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; Viêm bàng quang; Sỏi tiết niệu...
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
  • Yêu thô bạo có thể mang đến cho bạn cảm giác mới lạ, nhưng đừng quá lạm dụng nó bởi những tác hại dưới.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY