Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Rau sam trị lỵ, sỏi tiết niệu

Rau sam là một loại rau dân dã, quen thuộc trong đời sống của người dân Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết nó còn là một vị Thu*c quý...

Trong 100g rau có chứa 92g nước; 1,7g protein; 0,4g chất béo; 3,8g carbohydrate; 103mg Ca; 39mg P; 3,6mg Fe; 0,03mg vitamin B1; 25mg vitamin C; 2.550 đơn vị quốc tế vitamin A. Toàn cây có coumarin (các sắc tố nhóm betacyanidin), flavonoid, glucoside... và chất nhầy. Cây mọc ở vùng có thổ nhưỡng khác nhau có lượng calci oxalate hay nitrat khác nhau.

Theo đông y, rau sam vị chua, tính lạnh, vào đại tràng, can và thận. tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát máu, tán huyết tiêu thũng. trị hội chứng lỵ, viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu (tiểu giắt buốt, tiểu ra huyết và cặn sỏi), mụn nhọt lở ngứa. ngày dùng 60 - 200g tươi (hoặc 15 - 40g khô); bằng cách nấu, luộc, ép nước. sau đây là một số bài Thu*c và thực đơn chữa bệnh có rau sam.

Rau sam không chỉ là rau ngon mà còn là vị Thu*c dân gian phòng trị nhiều bệnh.

Rau sam không chỉ là rau ngon mà còn  là vị Thu*c dân gian phòng trị nhiều bệnh.

Chữa lỵ

Rau sam 100g, cỏ sữa nhỏ lá 100g, Sắc uống trong ngày; nếu đi ngoài ra máu, thêm cỏ nhọ nồi 20g, rau má 20g.

Rau sam 20g, cỏ nhọ nồi 20g, lá nhót 20g, búp ổi 20g. Phơi hay sấy khô, tán bột mịn, làm hoàn. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 15g.

Rau sam 50g, cỏ sữa nhỏ lá 50g, chỉ xác 20g, binh lang 20g, lá trắc bá 20g, vỏ rụt 20g, hoa hòe 20g. Sấy khô, tán bột. Mỗi ngày uống 20g với nước vối.

Cháo rau sam: rau sam tươi 100g - 200g, gạo tẻ 90g. cả 2 nấu cháo, thêm bột gia vị, ăn khi đói. dùng tốt cho người có hội chứng lỵ xuất huyết.

Rau sam xào: rau sam 250g xào với dầu thực vật, thêm bột gia vị. dùng cho người có hội chứng lỵ.

Chữa tiểu buốt, tiểu ra máu

nước ép rau sam: rau sam 100g rửa sạch để ráo, giã nát, thêm nước sôi để nguội  vắt lấy 100ml, thêm ít đường trắng khuấy đều. ngày làm 3 lần. dùng tốt người bị viêm đường tiết niệu, mụn nhọt, lở ngứa.

nước ép rau sam hoà mật: nước ép rau sam 60 - 100ml đun vừa sôi, thêm 20ml mật ong khuấy đều uống. dùng tốt cho sản phụ sau đẻ đau quặn bụng, tiểu rắt buốt.

Chữa xích bạch đới

Rau sam 100g, lòng trắng trứng gà 2 quả. rau sam giã nát vắt lấy nước, thêm lòng trắng trứng vào; hấp chín. ăn trong ngày, dùng liền 3 - 5 ngày.

Kiêng kỵ: Người hư hàn tiết tả (tiêu chảy) không dùng.

BS. Phương Thảo

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/rau-sam-tri-ly-soi-tiet-nieu-n185656.html)
Từ khóa: Rau sam

Chủ đề liên quan:

rau sam tiết niệu

Tin cùng nội dung

  • Sỏi tiết niệu là nguyên nhân thứ ba gây suy thận mạn tính. Thống kê trung bình tại BV Bạch Mai, khoa tiết niệu Việt Đức cho thấy tỷ lệ tái phát của sỏi thận là từ 10% đến 50%.
  • Với bệnh sỏi đường tiết niệu, ngoài những biến chứng cấp tính thì nhiều người lại không có biểu hiện triệu chứng gì rõ ràng nên đến khi phát hiện đã ở giai đoạn muộn.
  • Theo các nhà chuyên môn, bệnh thường xảy ra ở người nông thôn hơn là người thành thị, những người sống ở các vùng ven biển...
  • Mỗi khi sản phụ bị sốt chưa rõ nguyên nhân, ta phải chú ý ngay tới viêm thận – tiết niệu .
  • Chào Mangyte, Xin cho tôi hỏi: muốn khám Thận - tiết niệu chuyên khoa ở TPHCM thì khám ở bệnh viện nào là tốt nhất? Tôi xin chân thành cảm ơn. (Trần Thị Nga - Gò Vấp, TPHCM)
  • Rau sam là loại rau rất thông dụng ở nước ta, mọc hoang và rất rẻ tiền. Rau sam giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên ít người biết tác dụng chữa bệnh của nó. Rau sam chứa nước, protein, chất béo, carbohydrate, Ca, P; Fe; vitamin A, B1, C; các sắc tố nhóm betacyanidin...
  • Theo Đông y, cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; Viêm bàng quang; Sỏi tiết niệu...
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY