Tâm sự hôm nay

Hai ông thông gia cãi nhau vì chiếc phong bì nhét vội trong lễ ăn hỏi

Bố em vốn nóng tính, bố chồng tương lai của em cũng chẳng vừa nên lễ ăn hỏi của chúng em đã bị phá hủy một cách không thương tiếc.

Hiện em và chồng sắp cưới đang rất lo lắng nhưng không biết phải giải quyết thế nào.

Em và bạn trai học cùng nhau ở trường trung cấp. Ra trường không xin được việc đúng chuyên ngành, chúng em đi làm công nhân ở Hà Nội. Thu nhập hai đứa được khoảng 18 triệu/tháng.

Chúng em dự định kết hôn cuối năm ngoái nhưng bà nội của anh ốm nặng rồi qua đời. Hơn nữa, qua tìm hiểu, bố mẹ em biết gia đình anh khá phức tạp.

Anh trai của anh từng đi tù 2 năm. Bố mẹ anh nhiều lần đánh nhau đến mức dân làng và cả công an phải can thiệp...

Bố mẹ đã can ngăn em, sợ sau này em khổ. Tuy nhiên, sau khi nghe em thuyết phục và tiếp xúc thấy anh hiền lành, chăm chỉ bố mẹ đã đồng ý cho hai đứa làm đám cưới.

Chủ nhật tuần trước là lễ ăn hỏi của chúng em.

Trước đó, khi bàn về việc ăn hỏi, bố mẹ em yêu cầu nhà trai phải mang đến 5 hoặc 7 tráp lễ, một phong bì tiền (lễ đen).

Khoản tiền bỏ phong bì, bố mẹ em không nói rõ là bao nhiêu, để nhà trai tự sắp xếp. Tuy nhiên, khi dẫn lễ tới, nhà trai đã bỏ qua khoản phong bì.

Phong tục ở quê em lại khá quan trọng chuyện này. Trong ngày lễ ăn hỏi, những người có vai vế trong họ nhà gái sẽ ngồi kiểm đếm từng lễ vật do nhà trai mang tới.

Nếu đã đúng theo yêu cầu của nhà gái, chú rể tương lai mới được vào gặp cô dâu và nhà trai mới được chọn ngày giờ tốt để tổ chức đám cưới.

Khi kiểm tra thấy thiếu phong bì, các bậc cao tuổi lên tiếng thắc mắc.

Bố bạn trai em nói rằng, bây giờ việc quan trọng là các cháu yêu thương, cùng nhau xây dựng hạnh phúc. Những tục lệ đã cũ thì nên bỏ qua kẻo ảnh hưởng hạnh phúc của các con các cháu.

Ông trưởng họ nhà em nghe vậy càng không hài lòng. trước họ hàng hai bên, ông bảo, nếu bố mẹ em cảm thấy việc ăn hỏi chỉ cần tổ chức qua loa để các cháu nhanh chóng được đến với nhau thì các cụ trong họ cũng sẽ không xét nét. nhưng nếu nhà gái đã yêu cầu mà nhà trai không thực hiện tức là nhà trai đang thiếu tôn trọng nhà gái. mối quan hệ bắt đầu từ sự thiếu tôn trọng sẽ khó tốt đẹp.

Sau đó, ông yêu cầu bố mẹ em lên tiếng để xác nhận chuyện này.

Bố em nóng tính, lại rất coi trọng sĩ diện nên khi thấy bị coi thường, ông khẳng định rằng, việc ăn hỏi của con gái không thể tổ chức qua loa. nếu nhà trai không có đầy đủ lễ vật thì đám hỏi buộc phải dừng lại.

Lúc này, một người phụ nữ bên họ nhà trai từ bên ngoài lẻn vào khu vực đặt tráp, nhét vào trong tráp một chiếc phong bì nhàu nhĩ.

Các cụ cao tuổi bên họ nhà em nhìn thấy đều lắc đầu ngán ngẩm. Bố em lại càng nóng mặt. Ông đuổi người phụ nữ ra ngoài và tuyên bố không thể chấp nhận cách hành xử của nhà trai.

Bố bạn trai em lúc này không nhẫn nhịn nữa. thế là hai ông thông gia lớn tiếng cãi nhau.

Đỉnh điểm, bố bắt chồng tương lai của em gọi người mang các tráp lễ ra khỏi nhà ông.

Bố chồng em cũng không vừa. Ông yêu cầu người nhà mang hết lễ về và tuyên bố không cưới xin gì nữa.

Em khóc hết nước mắt. bạn trai em cũng ra sức xin bố mẹ bình tĩnh. tuy nhiên, lễ ăn hỏi của chúng em vẫn bị phá nát một cách không thương tiếc.

Bây giờ, 1 tuần đã trôi qua. Bố em vẫn kiên quyết không cho cưới xin. Bên nhà trai cũng rất căng thẳng.

Chúng em không biết phải làm thế nào. Bạn trai em bảo, nếu bố mẹ hai bên căng quá thì hai đứa sẽ âm thầm đi đăng ký kết hôn và không tổ chức đám cưới nữa.

Nhưng như vậy thì quá thiệt thòi cho em. Em nên làm gì lúc này? Mong mọi người cho em lời khuyên. Em xin cảm ơn.

Theo VietnamNet

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/tam-su/hai-ong-thong-gia-cai-nhau-vi-chiec-phong-bi-nhet-voi-trong-le-an-hoi-2020112917173082.htm)
Từ khóa: tâm sự

Tin cùng nội dung

  • Tôi 33 tuổi, công việc ổn định, chưa kết hôn, từng trải qua một mối tình sâu đậm thời sinh viên. Vì hoàn cảnh, chúng tôi chia tay và tôi sống độc thân đến bây giờ.
  • Tôi sinh cháu Yến - đứa con gái đầu lòng năm tròn 18 tuổi. Khi cháu lên 3, chồng tôi mất bởi một T*i n*n giao thông. Thương con, tôi không có ý định đến với ai nữa.
  • Trái với cảm giác hạnh phúc khi biết có đứa con đầu lòng, lần này tôi chỉ thấy lo sợ và thấy đó là điều bất hạnh.
  • Nhưng biết làm gì để cô đơn nằm yên và thôi ngọ nguậy cứa đến nhức lòng em mỗi khi đêm tối?
  • Tôi đoán chắc một điều rằng 90% bác sĩ khoa sản không hề nghĩ đến, sống được và giàu lên nhờ phong bì đâu bạn nhé. Chỉ có những trải nghiệm đã qua thì mình mới hiểu cái phong bì từ đâu đến, đến với ai, và ai là người phải chịu những nỗi oan uổng của tiếng đời.
  • SucKhoeDoiSong.vn - Một bác sĩ của BV Bình Dân lặng lẽ dúi phong bì cho bệnh nhân (BN) nghèo mổ cấp cứu do bị viêm phúc mạc nặng (BN đã quyết định xin về chờ ch*t)
  • Chuyện đi công tác với chúng tôi không có gì là lạ hay hiếm gặp cả. Một năm, đi dăm bảy lần là chuyện thường tình.
  • Nhìn thấy những nụ cười tươi tắn nở bừng trên gương mặt người nữ Bác sỹ và gia đình bệnh nhân nọ, tôi thầm nghĩ: càng có nhiều những thầy Thuốc như Bác sỹ Tự thì người dân càng có niềm tin khi vào bệnh viện, yên tâm đặt trọn sức khỏe và tính mạng mình trong tay những lương y như từ mẫu.
  • Trải qua hơn 1 tháng chăm sóc mẹ trong bệnh viện Tim Hà Nội và từ những diễn biến bất ngờ trước, trong và sau ca mổ, tôi mới hiểu rằng vẫn còn bệnh viện không phong bì và rất nhiều những người bác sĩ, y tá tận tâm với bệnh nhân.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY