Theo Lancet Planetary Health, 50 chuyên gia thế giới đã ký bức thư gửi tới tạp chí kêu gọi các chính phủ các nước phát triển hạn chế tăng số đầu gia súc. Theo các nhà nghiên cứu, các quốc gia cần thiết lập khung thời gian mà sau đó số lượng động vật trang trại sẽ không tăng trưởng và bắt đầu giảm. Để tránh thảm họa khí hậu, cần phải đạt đến mốc đó không muộn hơn 2030.
Theo các nhà nghiên cứu, việc chuyển đổi nên được thực hiện trên cơ sở công bằng. người tiêu dùng phải có được cơ hội thay đổi chế độ ăn uống của họ, còn nông dân nên chuyển sang sản xuất các sản phẩm thực vật. hiện có nhiều người đã sẵn sàng chuyển sang chế độ ăn chay vì lợi ích của trái đất, tuy nhiên, để có hiệu quả thực sự, cần nhiều biện pháp tầm cỡ hơn.
Chăn nuôi đóng góp rất lớn vào biến đổi khí hậu. mặc dù chỉ từ chối ăn thịt cũng sẽ không cứu được hành tinh, nhưng thảm họa không thể tránh khỏi nếu không thay đổi chế độ ăn.
Chăn nuôi là một trong những ngành quan trọng nhất chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng khí hậu không chỉ vì lượng khí mêtan mà gia súc tạo ra, mà còn vì sự chặt hạ rừng để làm đồng cỏ và trồng trọt thức ăn chăn nuôi. theo một số ước tính, ngành chăn nuôi sử dụng hơn 80% đất nông nghiệp của thế giới, nhưng chỉ sản xuất ra 18% lượng calo tiêu thụ của nhân loại.
Các chuyên gia cho rằng thịt động vật nhai lại nguy hiểm cho khí hậu gấp 10 - 100 lần so với thực phẩm có nguồn gốc thực vật. để giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu, cần phải giảm mạnh mức tiêu thụ thịt động vật, giống như cần phải ngừng đốt nhiên liệu hóa thạch và không sử dụng xe chạy động cơ đốt trong.
Tuy nhiên, nếu không hạn chế chăn nuôi, sẽ không thể đối phó với khủng hoảng. trong số những lợi thế khác, có thể kể đến việc hạn chế chăn nuôi sẽ giúp chuyển đổi nhiều đất nông nghiệp thành rừng. đây là một trong những cách tốt nhất để thu khí carbon dioxide từ khí quyển.
Trong khi nhân loại rõ ràng không sẵn sàng cho những hạn chế như vậy. cho đến bây giờ, số lượng vật nuôi trên hành tinh chỉ có tăng lên. nếu năm 1990, thế giới sản xuất 758 triệu tấn thịt, sữa và trứng thì đến năm 2017, con số này đạt 1.247 triệu tấn.
Với sự gia tăng dân số, nhu cầu về các sản phẩm chăn nuôi sẽ chỉ tăng lên. để thay đổi triệt để, chỉ cần 1/5 dân số các nước phát triển và đang phát triển trở thành một người thuần chay và bắt đầu giảm 1/3 số thực phẩm bị phung phí.
Chủ đề liên quan:
ăn chay biến đổi biến đổi khí hậu chăn nuôi chống biến đổi khí hậu hạn chế khí hậu phát triển