Kinh tế xã hội hôm nay

Hạn mặn vượt mốc lịch sử, nhiều tỉnh miền Tây công bố tình huống khẩn cấp ứng phó

(MangYTe) - Hạn mặn vượt mốc lịch sử năm 2016, nhiều địa phương ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đã phải công bố tình huống khẩn cấp, tập trung ứng phó.

Long An: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Phạm Văn Cảnh vừa ký quyết định công bố tình huống khẩn cấp do xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh, với cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn thuộc cấp độ 2. Các hoạt động, biện pháp công trình và phi công trình để thực hiện ứng phó, khắc phục trong thời gian diễn ra thiên tai xâm nhập mặn được thực hiện theo tình huống khẩn cấp.

   Ruộng lúa ch*t khô, người miền Tây chỉ biết tận dụng làm rơm cho bò ăn.

UBND tỉnh Long An giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, TP tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm bảo vệ an toàn sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An cho biết, theo dự báo của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, xâm nhập mặn có khả năng diễn biến gay gắt, nghiêm trọng trong thời gian tới. Cụ thể, nhận định khu vực sông Vàm Cỏ, ảnh hưởng bắt đầu từ tháng 1/2020, cao nhất vào các tháng 2, 3, 4/2020; tăng dần và kết thúc vào cuối tháng 5/2020.

Cửa sông Sông Vàm Cỏ Đông có phạm vi xâm nhập 100km, cao hơn trung bình nhiều năm 40km, có khả năng cao hơn năm 2016 hơn 3km. Sông Vàm Cỏ Tây có phạm vi xâm nhập 110km, cao hơn trung bình nhiều năm 52km, có khả năng cao hơn năm 2016 khoảng 5km.

Tỉnh Long An đang tập trung cả hệ thống chính trị chủ động, quyết liệt, triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp cấp bách để phòng chống, ứng phó với diễn biến xâm nhập mặn, đồng thời bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và cấp nước sinh hoạt cho người dân, hạn chế đến mức thấp nhất do thiệt hại xâm nhập mặn gây ra.

Tiền Giang: Ông Nguyễn Thiện Pháp - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống thiên tai tỉnh Tiền Giang cho biết, sau khi UBND tỉnh công bố tình huống thiên tai cấp độ 1 (có 5 cấp) thì các hoạt động ứng phó trong thời gian diễn ra xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo tình huống khẩn cấp để đảm bảo kịp thời và hiệu quả. Các thủ tục hoàn tất sau nhưng phải đảm bảo theo quy định.

Đồng ruột khô cằn, nứt nẻ vì thiếu nước trầm trọng.

Hàng loạt các biện pháp được gấp rút triển khai, như nạo vét, giải phóng chướng ngại vật lòng kênh nội đồng để trữ nước ngọt; sửa chữa hệ thống cống, đắp tất cả đập ngăn mặn; vận hành hợp lý hệ thống công trình thủy lợi; bố trí điểm cấp nước sạch cho dân...

Đặc biệt, thành lập 185 điểm bơm chuyền trữ nước ngọt với quy mô 506 máy bơm công suất lớn phục vụ sản xuất.

Đến nay, sau hơn 3 tháng triển khai, về cơ bản đảm bảo ngăn mặn, giữ ngọt cho hơn 140.000ha lúa đông xuân, cây ăn trái, hoa màu tại vùng ngọt hóa Gò Công, vùng dự án Bảo Định và vùng kiểm soát lũ trên địa bàn tỉnh.

Kiên Giang: Từ giữa tháng 2, UBND tỉnh công bố tình huống khẩn cấp hạn mặn; chỉ đạo các địa phương sẵn sàng các phương án hỗ trợ nhân dân khi cần thiết, kêu gọi toàn dân sử dụng tiết kiệm nước...

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Văn Tâm cho biết, qua rà soát, ngành nông nghiệp khẩn cấp đắp 195 đập tạm trên vùng tứ giác Long Xuyên, U Minh Thượng và Tây sông Hậu để ngăn mặn, trữ nước ngọt phục vụ sản xuất và đời sống người dân.

"Nếu không thực hiện biện pháp này, thì đến nay, toàn tỉnh bị nhiễm mặn nghiêm trọng, thiệt hại rất lớn", ông Tâm nói. Hiện nông dân trong tỉnh đã thu hoạch 100.000ha trong tổng số 298.000ha lúa đông xuân. Số còn lại sẽ thu hoạch dứt điểm trong tháng 3.

Bến Tre: Trên các sông chính ở tỉnh Bến Tre từ giữa tháng 1, xâm nhập mặn đã diễn biến phức tạp, đột ngột và rất sâu, tương đương đợt thiên tai bốn năm trước. UBND tỉnh đã sớm công bố tình huống khẩn cấp, yêu cầu thực hiện ngay các giải pháp ứng phó nhằm hạn chế thiệt hại cho người dân, doanh nghiệp.

Hiện toàn tỉnh Bến Tre bị nước mặn bủa vây, nhiều biện pháp được triển khai, người dân cũng có kinh nghiệm ứng phó nhưng không thể tránh khỏi những thiệt hại. Khoảng 5.000ha lúa đang ch*t dần, gần như mất trắng.

Tại huyện Chợ Lách - vương quốc hoa kiểng cây giống, cây ăn trái đặc sản, cách cửa biển khoảng 60km, nước mặn ở mức 4 - 10 phần nghìn (4.000 - 10.000 mg/l) vẫn tràn tới.

Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt ở ĐBSCL

Toàn huyện có hơn 8.000ha đất trồng cây ăn trái đặc sản như chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, bòn bon... với sản lượng hơn 100.000 tấn mỗi năm, cùng hơn 1.000ha sản xuất cây giống, hoa kiểng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cây trái cằn cỗi, khô héo, ch*t dần vì sốc nước mặn thời gian dài. Nhiều nơi, người dân phải mua nước sông từ các ghe, sà lan chở từ vùng chưa bị mặn về với giá 100.000 - 200.000 đồng mỗi m3.

Hàng chục năm gắn bó với ngành nông nghiệp tỉnh, tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm (59 tuổi) - Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Chợ Lách nói, "năm nay mặn gay gắt chưa từng thấy". Dự báo tình trạng hạn mặn còn kéo dài hơn một tháng. Ngành nông nghiệp sẽ hướng dẫn bà con dùng mọi biện pháp duy trì sự sống cho cây qua đợt thiên tai này.

"Diện đất bị nhiễm mặn phải mất 2 - 6 năm, thậm chí 10 năm mới rửa hết, tùy theo mức độ, biện pháp phục hồi", ông Liêm cho biết.

Cà Mau: Ngày 3/3, Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã chính thức ban hành Quyết định công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp độ 2 tại vùng ngọt hóa thuộc huyện U Minh và huyện Trần Văn Thời.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh là Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị, UBND 2 huyện U Minh và Trần Văn Thời tiếp tục thực hiện các giải pháp ứng phó hạn hán theo Kế hoạch số 142 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành về phòng, chống, khắc phục thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Các cơ quan, đơn vị có liên quan xác định, khoanh vùng những khu vực bị ảnh hưởng do hạn hán; huy động mọi nguồn lực triển khai ngay phương án ứng phó hạn hán theo phương án, kịch bản ứng phó với rủi ro thiên tai trên địa bàn do hạn hán cấp độ 2 đã được phê duyệt.

Viện Khoa học thủy lợi miền Nam dự báo, trong tháng 3, dòng chảy sông Mekong từ thượng lưu về Đồng bằng sông Cửu Long có khả năng vẫn ở mức rất thấp, kéo theo xâm nhập mặn rất nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt.

Từ ngày 7 đến 15/3, ranh mặn 4 phần nghìn xâm nhập sâu 100 - 110km trên sông Vàm Cỏ; 60km trên sông Cửa Tiểu, Cửa Đại. Trong khi đó, sông Hàm Luông, nước mặn 4 phần nghìn xâm nhập 78 km; 70km trên sông Cổ Chiên và sông Hậu; 62 - 65 km tại sông Cái Lớn. Chỉ riêng sông Cái Lớn có mức xâm nhập mặn tương đương với đợt thiên tai năm 2016; các sông còn lại đều cao hơn 3 - 8km.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến nay miền Tây có khoảng 20.000ha lúa bị mất trắng do hạn mặn, bằng khoảng 7% so với năm 2016. Đợt hạn mặn lịch sử bốn năm trước (100 năm mới lặp lại) khiến 600.000 người miền Tây thiếu nước sinh hoạt và 160.000ha đất bị nhiễm mặn, gây thiệt hại hơn 5.500 tỷ đồng. 10 trong số 13 tỉnh, thành phải công bố thiên tai.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/han-man-vuot-moc-lich-su-nhieu-tinh-mien-tay-cong-bo-tinh-huong-khan-cap-ung-pho-376965.html)

Tin cùng nội dung

  • Sau khi xuất phát từ sân bay Nội Bài gần 1 tiếng, chuyến bay VN 578 của hãng hàng không Vietnam Airlines đi Đài Bắc đã phải quay lại xin hạ cánh khẩn cấp vì máy bay trục trặc kỹ thuật.
  • Nhiều cha mẹ cho rằng, Việt Nam là nơi bình ổn, không có động đất, song thần hoặc nếu có cũng quá nhẹ, không nguy hại gì. Điều này không chính xác.
  • Chiều 26/3, lãnh đạo CA quận Hoàn Kiếm, (TP Hà Nội) cho biết, cơ quan CSĐT CA quận Hoàn Kiếm đã ra lệnh bắt khẩn cấp 3 đối tượng về hành vi “gây rối trật tự công cộng” tại khu vực cổng bệnh viện Việt Đức.
  • Ngoài hàng chục thanh niên xăm trổ vằn vện, cảnh sát còn tìm thấy nhiều mã tấu, dao tự chế, ống tuýp sắt, roi điện... trên 3 ôtô nhóm này thuê đi thanh toán đối thủ.
  • Quá trình lão hoá và tuổi già là quy luật tất yếu của tự nhiên. Tuy nhiên, hiện tượng này xảy ra sớm hay muộn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, ngoài yếu tố di truyền, môi trường sống và thói quen lành mạnh cũng góp phần rất quan trọng trong việc ngăn chặn sự lão hoá và tiến trình tuổi già.
  • Mangyte -Đột nhiên người thân của bạn bị tê liệt khắp các đầu ngón chân, tay, co quắp toàn bộ cơ thể. Rất có thể, người thân của bạn đang bị hạ canxi máu. Cần phải làm gì trong trường hợp khẩn cấp này? Bạn nên làm theo chỉ dẫn sau của BS. Hồng Hạnh.
  • Đó là bác sĩ Nguyễn Phú Lâm (SN 1969), ngụ khóm 1, thị trấn Cái Nhum, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
  • Tôi bị đau bao tử, BS chỉ định phải nội soi. Nội soi gây mê chi phí cao quá, mà nội soi thường thì tôi chịu không nổi, cứ đưa ống vào là tôi lại ói ra. Tôi coi trên mạng thì ở TPHCM có nội soi qua đường mũi nhưng tôi ở miền Tây, chạy lên Sài Gòn xa quá. Mangyte có cách nào giúp tôi không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thúy Nga - Sóc Trăng)
  • Xin chào các bác sĩ Mangyte, Em ở phà Vàm Cống tỉnh Đồng Tháp. Em xin được tư vấn của bác sĩ như sau: Mẹ em bị áp huyết cao, bị đau nửa đầu, đi khám uống Thu*c đã hết nhưng bây giờ lại đau nhức tay chân, lúc nào cũng nóng rát, nhức mỏi như có kiến cắn ở chân, có lúc lại sưng tấy đỏ cả chân lên, đi đứng rất khó khăn, nhất là khi ngồi xuống đứng lên.
  • Tr*nh th*i khẩn cấp là một trong những biện pháp Tr*nh th*i. Có thể sử dụng biện pháp này trong trường hợp quan hệ T*nh d*c mà không được bảo vệ và lo lắng sẽ có thai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY