Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hành trình sinh con giữa tâm dịch Covid-19 của bà mẹ Mỹ

Dân trí Hít thở bình thường là cả 1 vấn đề, và cũng chỉ trong vài giờ đồng hồ, tôi nôn đến 3 lần. Không có bất kì người thân nào bên cạnh, tôi chỉ biết tự mình gạt nước mắt và cố gắng vượt qua”. Lý do Trung Quốc phản đối điều tra Covid-19 dù tuyên bố minh bạch Gần 3.000 ca Tu vong, Thụy Điển thừa nhận hậu quả “khủng khiếp” do Covid-19 Báo Anh phân tích chiến thuật giúp Việt Nam “đập tan” Covid-19

Ở tuổi 42, Poonam Sharma Mathis, một người phụ nữ sống tại thành phố New York (Mỹ) vui mừng khi biết tin mình được làm mẹ lần thứ 2, sau khi đã có một bé trai 4 tuổi kháu khỉnh và lần này là 1 bé gái. Từ lúc mang thai, Poonam đã sắm cho mình một bộ đồ màu hồng để hợp với khăn quấn mà con gái cô sẽ mang, khi chào đời tại bệnh viện. Poonam cũng không ngừng tưởng tượng về bức ảnh “selfie” đầu tiên của 2 mẹ con trong bộ đồ đôi này.

Thế nhưng dịch Covid-19 tràn vào nước Mỹ và diễn biến phức tạp đã làm thay đổi mọi thứ. Từ tâm trạng vui mừng, ngóng chờ từng ngày con gái chào đời, trong đầu của người mẹ này bây giờ chỉ tràn ngập sự lo âu về rủi ro đứa con bé bỏng của mình sẽ bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Tâm lý tiêu cực của Poonam càng tăng lên theo số ca mắc và số ca Tu vong vì Covid-19 tại Mỹ, đặc biệt là thành phố New York. Tồi tệ hơn, bên cạnh nỗi lo về sức khỏe của đứa con sắp chào đời, một vấn đề khác mà Covid-19 tác động trực tiếp lên Poonam, chính là người thân của cô sẽ bị hạn chế đến thăm, trong khoảng thời gian hết sức quan trọng này, vì yêu cầu giãn cách xã hội.

Cuộc hành trình hạ sinh đứa con thứ 2 giữa mùa dịch Covid-19, đã được người mẹ trẻ này thuật lại, qua những đoạn thu âm được chia sẻ rộng rãi trên internet:

Poonam bắt đầu xuất hiện những cơn co thắt, báo hiệu cho ngày trở dạ đang đến gần. Cô được chồng, Kris, chở đến Trung tâm Y tế Weill Cornell, nơi hiện đang quá tải bởi những bệnh nhân Covid-19 nặng.

“Kris được vào bên trong sau khi đã kiểm tra thân nhiệt. Y tá nói với chúng tôi rằng, mọi thứ rồi sẽ ổn thôi. Chồng tôi được yêu cầu phải mang áo choàng y tế, găng tay, ủng và khẩu trang. 15 phút sau cơn co thắt, tôi được chuyển đến một căn phòng khác, nơi các bác sĩ lấy dịch phết mũi để xét nghiệm virus SARS-CoV-2” - Poonam chia sẻ.

Đúng 6h33 tối, Poonam chính thức hạ sinh. Bé gái nặng 3,17 kg, có đôi mắt màu nâu và được đặt tên là Asha. Sau nửa giờ đồng hồ ở cạnh vợ trong phòng hồi sức, Kris được mời ra về để đảm bảo an toàn.

Để đảm bảo an toàn khi dịch Covid-19 hoành hành, Poonam bắt buộc phải mang khẩu trang trong lúc cho con bú. Cô thậm chí phải hướng mặt mình sang một bên để không thở trực tiếp vào mặt Asha. Phải đến vài giờ sau, khi được bác sĩ thông báo rằng, mình đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, người mẹ này mới dám hôn con mình lần đầu đầu tiên.

Xen lẫn niềm vui, theo Poonam mô tả, đây cũng là ngày khó khăn nhất mà cô phải trải qua: “Tối hôm đó những cơn đau khiến tôi gần như thức trắng. Cảm giác như thể tôi đang bị cưa đôi người. Việc hít thở bình thường đối với tôi cũng là cả một vấn đề, và cũng chỉ trong vài giờ đồng hồ, tôi nôn đến 3 lần. Không có bất kì người thân nào bên cạnh, tôi chỉ biết tự mình gạt nước mắt và cố gắng vượt qua”.

Nhận thấy việc đứng dậy giúp cải thiện khả năng hít thở, Poonam cố gắng tập đi những bước chậm rãi trong căn phòng của mình. Đối với cô, quá trình hồi phục sau khi sinh là một hành trình hết sức gian nan: “Tôi nghĩ rằng, cả các y tá và bà mẹ đều đang làm những thứ tốt nhất có thể cho việc hồi phục sau sinh. Tuy nhiên, để phục hồi hoàn toàn những tổn thương quá lớn trên cơ thể, do việc sinh con là một thử thách rất lớn. Thêm vào đó là cảm giác cô đơn khi không có người thân bên cạnh, nhiều lúc tôi lại nghĩ về cảnh tượng đối lập khi tôi sinh đứa con đầu tiên của mình, bởi khi đó những thành viên trong gia đình đã đứng chật kín cả góc phòng”.

Ở thời điểm này, thành phố New York đã ghi nhận gần 52.000 ca mắc Covid-19 và 1.500 trường hợp trong số đó đã Tu vong. Đối với người mẹ mới sinh này, những cơn đau đã bị lấn át bởi sự háo hức khi biết mình sắp được về đoàn tụ với chồng con trai, dù cho họ sẽ tiếp tục “mắc kẹt” trong 4 bức tường vì lệnh giãn cách xã hội.

“Bên ngoài cửa bệnh viện, Pierce, con trai tôi, đã nhảy cẫng lên khi nhìn thấy em gái. Nó liên tục gọi: “Asha, hãy dậy đi, anh là anh trai em này”” - Poonam thuật lại khoảnh khắc đoàn tụ với gia đình.

Đến nay, Poonam đã về nhà hơn 1 tháng. Những cơn đau cũng đã giảm hẳn từ cách đây vài tuần. Vấn đề mà người phụ nữ này đang phải đối mặt là tình trạng mất sức. Ngoài ra, cũng còn đó những nỗi lo của người mẹ về khả năng con mình bị lây nhiễm, mà theo cô, nó chỉ được xoa dịu hoàn toàn khi dịch Covid-19 được dập tắt.

 “Về tương lai sắp tới, hiện tôi chưa có suy tính gì. Tôi vẫn lo vì Covid-19 diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, trên tất cả là niềm hạnh phúc khi gia đình tôi đến nay vẫn an toàn” - Poonam cho biết.

Minh Nhật

Theo NYT

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/suc-khoe/hanh-trinh-sinh-con-giua-tam-dich-covid-19-cua-ba-me-my-20200507160545054.htm)

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY